(HBĐT) - Không tuân thủ Luật Doanh nghiệp (DN); phớt lờ vai trò của HĐQT..., những “lình xình” tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Hòa Bình thời gian qua đã gây bức xúc cho nhiềõu cổ đông cũng như trong tập thể người lao động.

 

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển nhà Hòa Bình (từ đây gọi tắt là Công ty) thành lập năm 2009 trên cơ sở cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển nhà và đô thị Hòa Bình theo Quyết định số 2727-QĐ/UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh. Giấy chứng nhận ĐKKD số 5400107941 do Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cấp ngày 6/4/2010. Theo Quyết định 2727 - QĐ/UBND ngày 30/3/2010 Công ty tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) lần thứ nhất thông qua điều lệ, bầu HĐQT và quyết định chính thức việc thành lập Công ty với số vốn điều lệ khi thành lập là 4,898 tỷ đồng, số vốn này đã được chuyển thành cổ phần bán cho người mua. Tuy vậy, ngay từ khi được thành lập, Công ty đã có những bất ổn với lá đơn tố cáo các hành vi lạm quyền, tư lợi của một số cá nhân trong Công ty. Trước sự phản đối của các thành viên HĐQT và các cổ đông, đến ngày 10/4/2012, Ban kiểm soát Công ty đã triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ phiên bất thường nhằm bãi miễn các thành viên HĐQT cũ và bầu HĐQT mới. Xác định trình tự tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường không đúng với điều lệ Công ty và trái với Luậõt DN, nhiều cổ đông sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết đã phản đối quyết liệt. Theo đó, cuộc họp không thể tiến hành, không biểu quyết được bất kỳ nội dung gì. Tuy vây, đến ngày 16/4/2012, Công ty vẫn ban hành thông báo số 22/TB-PTN&XDHB về kết quả cuộc họp và kết quả bầu thành viên HĐQT mới. Tiếp đó, đến ngày 25/4/2012, HĐQT mới đã phát thông báo mời họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2012. Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên tổ chức ngày 22/5/2012, nhóm cổ đông có quyền biểu quyết sở hữu 38,8% cổ phần Công ty không tham dự và không ủy quyền cho người khác tham dự. Do vậy, số cổ đông dự cuôc họp HĐCĐ chỉ có đại diện tối đa là 61,2% cổ phần có quyền biểu quyết. Theo điều 102, Luật DN, “Cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Như vậy, tư căn cứ nêu, cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2012 của Công ty không đủ điều kiện để tiến hành. Tuy nhiên, để hợp thức hóa việc thông qua nghị quyết và các quyết định của mình, tại các cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2012, HĐQT mới của Công ty đã đưa ra bản điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty có quy định về điều kiện, thể thức tiến hành ĐHĐCĐ và điều kiện thông qua nghị quyết, quyết định của ĐHĐCĐ với tỷ lệ ít nhất 60 số cổ đông có quyền biểu quyết. Không chấp nhận các văn bản, nghị quyết trên của Công ty, các cổ đông đã khởi kiện tại TAND tỉnh.

 

Tại phiên tòa, nguyên đơn Lê Duy Hiệp, là thành viên HĐQT Công ty nhiệm kỳ 2010 - 2015 cho rằng, việc triệu tập các cuộc họp phiên bất thường và ĐHĐCĐ thường niên năm 2012 và nghị quyết tại các cuộc họp do ông Đinh Công Sơn, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc và Ban kiểm soát là vi phạm Luật  DN theo các điều 79, 97, 102, 104 và điều lệ Công ty đã được ĐHĐCĐ thông qua tại các cuộc họp ngày 30/3/2010. Do vậy cần phải hủy bỏ.

 

Theo luật sư Tô Thanh Hồng, tham gia phiên tòa bảo vệ quyền lợi chợ Công ty đưa ra luận cứ: Căn cứ để ông Đinh Công Sơn và Ban kiểm soát dựa vào để triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ phiên bất thường và phiên họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2012 và thông qua các nghị quyết, quyết định tại các cuộc họp bởi trong điều lệ thành lập Công ty có quy định tỷ lệ biểu quyết là có ít nhất 60% cổ đông có quyền biểu quyết thông qua. Cuốn điều lệ này, hiện được lưu giữ tại phòng Đăng ký kinh doanh (Sở KH&ĐT) làm hồ sơ căn cứ để Sở KH&ĐT cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho Công ty. Ngoài ra, Công ty còn căn cứ vào Nghị quyết số 71/2006/QH của Ban Thường vụ QH ban hành ngày 29/11/2006 về việc “Phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước CHXHCN Việt Nam”, trong đó, quy định các Công ty TNHH, Công ty CP có quyền quy định điều lệ Công ty về tỷ lệ đa số phiếu cần thiết (kể cả tỷ lệ đa số 51%), để thông qua quyết định của Hội đồng thành viên, ĐHĐCĐ. Do vậy, việc ban hành, thông qua cac biên bản, nghị quyết và quyết định tại các cuộc họp ĐHĐCĐ của Công ty là hợp pháp.

 

Tuy vậy, bà Trần Thị Oanh, Chánh tòa Kinh tế - TAND tỉnh cho rằng, căn cứ theo khoản 3, điều 103, Luật DN, tỷ lệ biểu quyết thông qua nghị quyết ĐHĐCĐ và biên bản họp ĐHĐCĐ cũng phải đạt tỷ lệ tối thiểu là 65% cổ đông có quyền biểu quyết thông qua. Như vậy, xét tỷ lệ để tiến hành tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường và ĐHĐCĐ thường niên năm 2012 của Công ty mới chỉ đạt tối đa 61,2% cổ đông đại diện và có quyền biểu quyết là chưa phù hợp với quy định của Luật DN. Đối với nghị quyết cuộc họp ĐHĐCĐ thương niên họp ngày 22/5/2012, ông Đinh Công Sơn với tư cách Chủ tịch HĐQT không có quyết định triệu tập đã ký ban hành văn bản số 25-TB/PTN&XDHB thông báo về việc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2012 vào ngày 22/5/2012 là chưa đúng với quy định của Luật DN và điều lệ tổ chức, hoạt động của Công ty. Do vậy không có giá trị  pháp lý cần phải được hủy bỏ. Ngoài ra, căn cứ theo quy định của Luật DN, cuốn Điều lệ do ông Đinh Công Sơn đưa ra tại khoản 3, điều 29 và điều 30 quy định tỷ lệ biểu quyết thông qua Nghị quyết ĐHĐCĐ tối thiểu đạt 60% là không phù hợp, do vậy cũng không có giá trị thực hiện. Căn cứ theo Nghị quyết số 71/2006/QH của BTVQH ban hành ngày 29/11/2006 về việc “Phê chuẩn NGhị định thư gia nhập Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước CHXHCN Việt Nam”, Công ty không thuộc nhóm các công ty được quy định rõ trong đó, NGhị quyết 71/2006/QH của BTVQH đã nêu rất rõ chỉ có các công ty có phần vốn nước ngoài (FDI) hoặc những công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mới được quy định tỷ lệ biểu quyết là 51%. Như vậy, từ căn cứ trên có thể thấy, Côgn ty CP đầu tư phát triển nhà và xây dựng Hòa Bình không thuộc nhóm công ty được quy định với tỷ lệ biểu quyết dưới 65% theo nghị quyết trên.

 

Xung quanh điều lệ quy định tỷ lệ 60% cổ đông có quyền biểu quyết thông qua biên bản, nghị quyết và quyết định tại cuộc họp ĐHĐCĐ của Công ty cũng đã được làm rõ. Tại phiên tòa, đại diện phòng đăng ký kinh doanh (Sở KH&ĐT) cũng đã khẳng định tỷ lệ này không đúng với tỷ lệ được quy định của Luật Doanh nghiệp. Theo đó, tỷ lệ ít nhất phải đạt 65% cổ đông có quyền biểu quyết dự họp ĐHĐCĐ và thông qua các nghị quyết. Dù vậy, đó vẫn là một trong những tài liệu quan trọng, căn cứ để cấp giấy phép kinh doanh trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của Công ty là do sai sót trong quá trình thẩm định thủ tục hồ sơ của đơn vị để cấp giấy phép kinh doanh cho Công ty. Thyế nhưng, tại Công văn số 910/SKHĐT-ĐKKD ngày 19/6/2012 về việc “Trả lời bạn đọc Báo Hòa Bình”, Sở KH&ĐT vẫn khẳng định điều lệ Công ty CP đầu tư phát triển nhà và xây dựng Hòa Bình với tỷ lệ biểu quyết, thông qua nghị quyết cuộc họp khi được cổ đông đại diện 60% tổng số phiếu của các cổ đông có quyền biểu quyết là đúng.

 

Xung quanh những vấn đề trên và với mong muốn làm rõ những nội dung được nêu trong lá đơn tố cáo vi phạm trong công tác quản lý, điều hành hoạt động của các cổ đông đối với ông Đinh Công Sơn và Ban Giám đốc Công ty trong thời gian qua, nhất là xung quanh những vấn đề về quản lý tài chính sau cổ phần hóa và xung quanh việc nộp trả lại ngân sách Nhà nước số tiền bán cổ phần năm 2010 với 4.898 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau nhiều lần nỗ lực, chúng tôi vẫn không thể gặp được ông Đinh Công Sơn. Đến trụ sở Công ty, người trả lời ông Sơn đi kiểm tra sản xuất, người lại bảo đi công tác Hà Nội chưa biết khi nào về. Liên lạc qua điện thoại di động chỉ nhận được sự im lặng.

 

Trước tình hình thực tế nêu trên, nhiều cổ đông, người lao dộng đang mong mỏi những bất đồng, khiếu kiện, những vi phạm về công tác quản ly, điều hành tại Công ty cần sớm được giải quyết, đi vào hoạt động ổn định trở lại để quyền lợi chính đáng của họ được đảm bảo như trong Luật DN và điều lệ Công ty quy định.

 

 

                                                                                          P.V

 

Các tin khác


Chủ động giải pháp phòng cháy trong các khu công nghiệp

Trong những năm qua, công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh cơ bản được đảm bảo, không để xảy ra vụ cháy lớn, gây thiệt hại về người, không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Có được kết quả đó là nhờ sự phối hợp tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện tốt quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH).

Huyện Kim Bôi: Liên tiếp 2 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, 2 người tử vong 

Hồi 17h ngày 7/5, tại Km 22+850m, đường Trường Sơn A thuộc thôn Kim Đức, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe mô tô biển kiểm soát 28G1-326.97 do Bùi Anh N, sinh năm 2003, trú tại xóm Khả, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) điểu khiển chở sau Nguyễn Văn D, sinh năm 2003, trú tại xóm Sáng Trong, xã Đú Sáng (Kim Bôi) di chuyển hướng ngã ba Bãi Chạo đi ngã ba Bãi Lạng với xe mô tô biển kiểm soát 28B1-342.59 do Nguyễn Ngọc D, sinh năm 1992, trú tại xóm Bãi Chạo, xã Tú Sơn (Kim Bôi), chở sau Bùi Bình A, sinh năm 2018 và Nguyễn Ngọc Q, sinh năm 2020, cùng trú tại xóm Bãi Chạo, xã Tú Sơn di chuyển sang đường.

Hình thành văn hóa giao thông "đã uống rượu, bia thì không lái xe"

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, toàn tỉnh xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm 1 người chết, 3 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2023 giảm 80% số vụ (2/10 vụ), giảm 50% số người chết (1/2 người), giảm 72,7% số người bị thương (3/11 người).

Công an huyện Yên Thủy liên tiếp bắt 3 vụ tàng trữ trái phép ma túy

Trong 4 ngày, từ 30/4 - 4/5, Công an huyện Yên Thuỷ liên tiếp bắt 3 vụ, 5 đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý. Trong đó, 4 đối tượng cư trú ngoài địa bàn.

Đồng bộ, quyết liệt phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua có nhiều chuyển biến rõ nét, tích cực. Để có được kết quả đó là do cấp ủy, chính quyền các cấp đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) một cách quyết liệt, đồng bộ, thống nhất cao từ trên xuống dưới...

Bắt 4 đối tượng tạt sơn vào nhiều xe ô tô

Ngày 4/5, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết đã làm rõ thông tin và bắt 4 đối tượng liên quan đến vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn tại phường Định Công.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục