Cán bộ Phòng LĐ-TB&XH thành phố Hoà Bình hướng dẫn thân nhân người lao động xuất khẩu Hàn Quốc trên địa bàn ký cam kết về nước đúng thời hạn. Ảnh: Hương Lan

Cán bộ Phòng LĐ-TB&XH thành phố Hoà Bình hướng dẫn thân nhân người lao động xuất khẩu Hàn Quốc trên địa bàn ký cam kết về nước đúng thời hạn. Ảnh: Hương Lan

(HBĐT) - Trong tổng số 693 người lao động của tỉnh đã và đang làm việc tại Hàn Quốc có tới 129 lao động đã hết thời hạn nhưng đã bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp mà không trở về nước. Điều này đã gây thiệt thòi cho những lao động đã học và trải qua kỳ thi tiếng Hàn năm 2012 không được xuất cảnh, đồng thời làm xấu đi hình ảnh của người Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế.

 

Thực trạng và nguyên nhân lao động bỏ trốn

           

Từ tháng 9/2004, Bộ LĐ- TB&XH Việt Nam ký văn bản ghi nhớ với Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc về việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS). Sau 9 năm thực hiện (từ năm 2004) cả nước đã có 63.000 lao động sang Hàn Quốc làm việc, (Trong đó có 693 lao động của tỉnh). Người lao động tại Hàn Quốc có thu nhập cao hơn trong nước, vì vậy, đời sống của một số bộ phận người lao động và gia đình của họ được cải thiện. Tuy nhiên, có một vấn đề đang nổi lên cần nghiên cứu, giải quyết  đó là tình trạng lao động Việt Nam sau khi hết hạn hợp đồng không về nước mà ở lại làm việc, cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

 

Trước tình hình đó, năm 2011, Hàn Quốc đã đưa ra các chương trình khuyến khích người lao động chính sách tái tuyển dụng lao động đã về nước đúng kỳ hạn được dự thi tiếng Hàn trên máy tính, chính sách dành cho người lao động trung thành với lao động nước ngoài hoàn thành hợp đồng lao động không thay đổi chỗ làm việc trong các ngành sản xuất chế tạo có quy mô dưới 30 lao động, các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp có điều kiện làm việc khó khăn và về nước đúng hạn.

 

Về phía Việt Nam cũng đã có nhiều giải pháp nhằm khuyến khích người lao động hết kỳ hạn trở về nước và có nhiều chính sách hỗ trợ cho việc tiếp tục tuyển chọn lao động sang làm việc có kỳ hạn ở Hàn Quốc nhưng  tình hình vẫn không được cải thiện nhiều, vì vậy từ tháng 8/2012 cho đến nay, Hàn Quốc đã tạm dừng chương trình EPS với Việt Nam, hiện nay, toàn tỉnh còn khoảng 300 lao động, mặc dù đã trải qua kỳ thi tiếng Hàn, nộp hồ sơ lên mạng để chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn vẫn đang chờ đợi cơ hội.

           

Qua kết quả nghiên cứu của các chuyên gia đã chỉ ra được 4 nhóm nguyên nhân chủ yếu đã ảnh hưởng đến người lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng lao động không về nước, ở lại cư trú và làm việc không có giấy tờ hợp pháp tại Hàn Quốc là: thị trường lao động ở Hàn Quốc có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lao động rất lớn, mỗi năm khoảng từ 50- 70.000 lao động nước ngoài đến làm việc. Người lao động nước ngoài không cần phải có tay nghề nhưng được hưởng mức thu nhập khá cao (hiện mức thu nhập bình quân khoảng 1.000 - 1.200 USD/tháng) nên đã thu hút nhiều người lao động tham gia tuyển dụng. Đó là lý do khiến người lao động muốn ở lại để làm việc kiếm thêm thu nhập bất hợp pháp, bên cạnh đó là cơ chế chính sách tuyển chọn, quản lý lao động còn lỏng lẻo. Mặt khác, đây là chương trình hoàn toàn minh bạch ngay từ đầu, người lao động chỉ mất 1.200 USD để xuất cảnh. Chính vì việc đơn giản không có ràng buộc về tài chính nên người lao động sẵn sang ở lại không về mà không bị thiệt hại gì. Trong trường hợp nếu bị phía bạn phát hiện, họ chỉ trục xuất về nước chứ không bị phạt nặng hoặc hình sự từ phía trong nước. Ngoài ra, phía Việt Nam chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu quản lý, chưa có hệ thống mã số để quản lý theo dõi quá trình làm việc, chuyển việc ở nước ngoài, thiếu sự chia sẻ thông tin cho người lao động với các cơ quan có liên quan. Nhận thức, ý thức của người lao động Việt Nam còn hạn chế; nhu cầu sử dụng lao động di cư không có giấy tờ hợp pháp của các chủ sử dụng lao động Hàn Quốc; nhóm nhân tố liên quan đến công tác tuyển dụng và quản lý lao động đi làm việc ở Hàn Quốc; nhóm liên quan đến môi trường và thể chế, chính sách quản lý lao động di cư của Hàn Quốc.

 

Cần có chế tài đủ mạnh

 

Trước mắt, để lấy lại lòng tin từ phía bạn, chúng ta cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhằm kêu gọi thân nhân người lao động thuyết phục con em họ về nước đúng hạn và những lao động đang làm việc bất hợp pháp ở Hàn Quốc sớm trở về. Nếu được cấp phép lại cần nâng cao chất lượng tuyển chọn lao động có nhân thân tốt, giáo dục ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng lợi ích của cá nhân và đất nước, cộng đồng cho người lao động. Tăng cường vai trò của chính quyền địa phương trong việc tuyển chọn, vận động lao động và gia đình họ tôn trọng pháp luật, hợp đồng lao động, về nước đúng hạn, tạo dư luận phê phán những hành vi bỏ trốn của người lao động.

 

Cần có cơ chế bảo lãnh và ký quỹ đối với người đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, xử phạt nặng những người hết hạn ở lại bỏ trốn lao động bất hợp pháp, cần thiết phải có biện pháp hình sự. Tăng cường bộ máy quản lý lao động tại Hàn Quốc, đồng thời thực hiện tốt chính sách đối với người thực hiện tốt trở về đúng hạn. Sửa đổi quy định chi trả trợ cấp thôi việc sau khi hoàn thành hợp đồng của người lao động về nước thay cho việc chi trả tại Hàn Quốc như hiện nay.

 

Phối hợp với phía bạn cần tăng cường kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp sử dụng người nước ngoài không có giấy tờ hợp pháp nhằm giảm thiểu động cơ các doanh nghiệp sử dụng người lao động bất hợp pháp. (Vì quy trình tuyển chọn lao động ở Hàn Quốc khá chặt chẽ, mất nhiều thời gian, tốn kém hơn việc phạt xử lý vi phạm về tài chính còn nhẹ, chưa kiên quyết đối với chủ sử dụng lao động không có giấy tờ hợp pháp, chính vì sức ép về lao động nên một số chủ sử dụng vẫn sử dụng lao động bất hợp pháp gây khó khăn trong việc kiểm soát lao động bất hợp pháp).

 

 

 

                                                               Nguyễn Thanh Thủy

                                                             (PGĐ Sở LĐ- TB&XH)

 

 

Các tin khác


Dịp nghỉ lễ, tỉnh Hòa Bình xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 27/4 - 1/5/2024), tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên các tuyến đường giao thông trong tỉnh được bảo đảm an toàn, thông suốt. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã phối hợp với các lực lượng khác tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn, đảm bảo TTATGT. Nhờ vậy không để xảy ra các sự việc đột xuất, bất ngờ ảnh hưởng đến tình hình TTATGT trên tuyến quản lý.

Công an huyện Lương Sơn làm rõ 9 thanh thiếu niên mang hung khí vào Hòa Bình đánh nhau

Công an huyện Lương Sơn cho biết, qua công tác tuần tra, kiểm soát tại quốc lộ 21A đoạn qua UBND xã Thanh Cao, tổ công tác Công an huyện phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển 5 xe mô tô, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, vượt ẩu, cầm theo một số thanh kim loại khoảng 2m (dạng phóng lợn) có dấu hiệu gây rối trật tự công cộng. Nhóm này điều khiển xe từ ngã tư Chợ Bến đi chợ Đồi Sim.

Ký ức những người lính cựu trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Đã gần 50 năm trôi qua kể từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, mặc dù tuổi đã cao, song ký ức hào hùng về những ngày tháng mưa bom, bão đạn vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí những người lính giải phóng năm xưa…

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông cho học sinh

Thời gian qua, Công an huyện Tân Lạc đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh, nhất là học sinh tại các xã vùng cao, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật giao thông cho lứa tuổi học đường.

Triệu tập người bán dứa cho du khách nước ngoài với giá "cắt cổ"

Sau khi yêu cầu Công an của 18 phường trên địa bàn quận rà soát, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã xác định và mời người bán hàng rong lên trụ sở để làm rõ việc bán 3 quả dứa cho khách du lịch nước ngoài với giá 500.000 đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục