Các luật sư thuộc Đoàn Luật sư tỉnh tham gia bào chữa một vụ án do TAND tỉnh xử ngày 8/11/2013.

Các luật sư thuộc Đoàn Luật sư tỉnh tham gia bào chữa một vụ án do TAND tỉnh xử ngày 8/11/2013.

(HBĐT) - Ngày 11/4/2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 417/QĐ-UBND phê duyệt “Đề án phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh”, phấn đấu đến năm 2015, Đoàn Luật sư tỉnh có trên 12 luật sư, đến năm 2020 có trên 25 luật sư, có trên 11 tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh. Việc phát triển số lượng luật sư theo nội dung Đề án thực tế đang là một thách thức đối với Đoàn Luật sư tỉnh.

 

Ông Tô Thanh Hồng, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh cho biết: Đoàn hiện có 7 luật sư, là tỉnh có số lượng luật sư ít. Luật sư Đoàn hầu hết là đảng viên, công chức ngành tư pháp nghỉ hưu tuổi đã cao. Việc phát triển lực lượng luật sư trên địa bàn hiện có nhiều khó khăn, thiếu đội ngũ kế cận do tiêu chuẩn để trở thành luật sư cao, yêu cầu phải có bằng cử nhân luật, phải qua đào tạo tại Học viện Tư pháp, qua tập sự hành nghề luật sư mới trở thành luật sư.

 

Điều kiện tỉnh miền núi đi lại khó khăn, kinh tế chưa phát triển, hoạt động hành nghề luật sư không mang lại thu nhập cao nên việc thu hút các luật sư trẻ về công tác là điều khó thực hiện được. Thời gian qua, hoạt động hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh chủ yếu là án chỉ định và TGPL miễn phí. Trong 5 năm 2008  - 2013, các luật sư tham gia tranh tụng 398 vụ án, trong đó, án hình sự 377 vụ, án dân sự 21 vụ, tuy nhiên, số án chỉ định và TGPL chiếm trên 90,2% (359/398 vụ), án mời luật sư chỉ chiếm trên 9,7% (39/398 vụ). Số tổ chức hành nghề luật sư tăng so với đầu nhiệm kỳ 2008 - 2013, hiện có 6 văn phòng luật sư, 1 văn phòng mở chi nhánh hoạt động tại Hà Nội, có văn phòng mở tại địa bàn huyện nhưng nhìn chung hoạt động còn hạn chế, chủ yếu là bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng (án chỉ định). Hoạt động hành nghề luật sư thực tế tập trung vào một số văn phòng luật sư có trụ sở ở địa bàn thành phố, một nửa văn phòng luật sư chỉ đảm nhận được 8,5% số vụ án. Theo luật sư Tô Thanh Hồng, ngoài nguyên nhân do đương sự không có điều kiện kinh tế để thuê mời luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình khi có tranh chấp, khi phải tham gia tố tụng còn do trình độ năng lực của một số luật sư chưa đáp ứng được đòi hỏi cao của một số án phức tạp cần thuê mời luật sư. Hầu hết luật sư là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên gia nhập đội ngũ luật sư không qua đào tạo nghiệp vụ luật sư, không có trình độ tin học, ngoại ngữ nên bị hạn chế trong hoạt động tranh tụng, nhất là trong các vụ án kinh doanh thương mại. Để đảm bảo hoạt động ổn định, Đoàn đã phối hợp với TAND, Viện KSND tổ chức các buổi tọa đàm, phiên tòa mẫu..., qua đó nâng cao nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp của luật sư. Các luật sư Đoàn tham gia tố tụng đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, chưa để trường hợp nào hoãn phiên tòa do không có luật sư tham gia tố tụng, nhất là các vụ án yêu cầu luật sư của cơ quan tiến hành tố tụng.

 

Thực hiện “Đề án phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh”, Ban chủ nhiệm Đoàn đã phối hợp với Sở Tư pháp tích cực triển khai đề án. Trong nhiệm kỳ 2008-2013, Đoàn kết nạp được 7 luật sư, đưa tổng số luật sư lên 14 người, trong đó có một số luật sư trẻ được đào tạo bài bản. Tuy nhiên, đến cuối nhiệm kỳ giảm 7 người còn 7 luật sư, một số luật sư xin rút khỏi danh sách do được tuyển viên chức, chuyển sang hành nghề khác có thu nhập cao hơn, ổn định hơn nghề luật sư. Luật sư Đan Tiếp Phúc (Văn phòng luật sư Đan Tiếp Phúc) cho rằng, với thực trạng luật sư Đoàn hiện tuổi cao, sức khỏe yếu, không đi xa được, khó khăn trong việc hoạt động tại địa bàn huyện cần có sự quan tâm, tạo điều kiện phát triển đội ngũ luật sư, xây dựng đội ngũ kế cận. Thời gian qua, Đoàn cũng đã chú trọng vận động người có đủ điều kiện gia nhập Đoàn nhưng kết quả còn hạn chế.

 

Nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, từng bước xây dựng các tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu về các lĩnh vực, có khả năng cạnh tranh với các tổ chức hành nghề luật sư trong và ngoài nước theo mục tiêu của Đề án, hoạt động Đoàn luật sư cần tiếp tục được quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí, trang thiết bị hoạt động, có chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút các đối tượng đủ điều kiện tham gia Đoàn, nhất là các luật sư trẻ để họ có thể yên tâm ổn định công tác, sống được với nghề.

 

 

 

                                                                                    Thu Hà

 

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông cho học sinh

Thời gian qua, Công an huyện Tân Lạc đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh, nhất là học sinh tại các xã vùng cao, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật giao thông cho lứa tuổi học đường.

Triệu tập người bán dứa cho du khách nước ngoài với giá "cắt cổ"

Sau khi yêu cầu Công an của 18 phường trên địa bàn quận rà soát, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã xác định và mời người bán hàng rong lên trụ sở để làm rõ việc bán 3 quả dứa cho khách du lịch nước ngoài với giá 500.000 đồng.

Cảnh báo nguy cơ tấn công mã hoá đánh cắp dữ liệu nhân sự

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT), chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đang điều tra một cuộc tấn công mạng sau khi các tác nhân đe dọa vi phạm hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để đánh cắp dữ liệu nguồn nhân lực.

Quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Thời gian qua, lực lượng Công an toàn tỉnh liên tiếp phát hiện, ngăn chặn nhiều nhóm đối tượng thanh, thiếu niên (TTN) điều khiển phương tiện không chấp hành quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mang theo hung khí nguy hiểm gây rối trật tự công cộng (TTCC). Điều này gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đâu là nguyên nhân và làm gì để quản lý, giáo dục, phòng ngừa tội phạm vi phạm pháp luật (VPPL) trong TTN?

Tìm người bị hại trong vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”

Ngày 25/4, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh cho biết, đơn vị hiện đang điều tra vụ án "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”, xảy ra trên địa bàn tỉnh theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 01/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 14/02/2024.

Phường Thống Nhất cần sớm giải quyết dứt điểm trường hợp xây dựng lấn chiếm đất

Qua đường dây nóng, Báo Hòa Bình nhận được thông tin kiến nghị của bà Đỗ Thị Dung, trú tại xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ); đại diện hộ ông Đỗ Văn Tuận và bà Nguyễn Thị Liễu, tổ 6, phường Thống Nhất đề nghị UBND phường Thống Nhất và các cơ quan chức năng TP Hòa Bình giải quyết dứt điểm việc hộ ông Vũ Công Tuyên xây dựng nhà xưởng trái phép, lấn chiếm đất của các hộ giáp ranh ở thửa đất tại tổ 6, phường Thống Nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục