Chánh án TAND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình tỉnh trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình những vấn đề liên quan đến thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc. Ảnh: PV

Chánh án TAND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình tỉnh trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình những vấn đề liên quan đến thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc. Ảnh: PV

(HBĐT) - Trên thế giới, hiện gần 80 nước đang áp dụng án tử hình, trên 30 nước áp dụng hình thức tiêm thuốc độc để thi hành án tử hình. Sở dĩ nhiều nước lựa chọn cách tử hình này vì không tạo ra những cảnh phạm nhân gào thét vì đau đớn.

 

Ngày 17/6/2011, Luật Thi hành án hình sự  (THAHS) đã được QH thông qua. Theo đó, từ ngày 1/7/2011, Việt Nam áp dụng duy nhất một phương thức thi hành án tử hình là tiêm thuốc độc, đây là hình thức ít gây đau đớn cho người bị thi hành án, đảm bảo tử thi còn nguyên vẹn và giảm áp lực tâm lý cho người trực tiếp thi hành án. Theo quy trình, trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân. Việc mai táng và quản lý mộ của người đã bị thi hành án do cơ quan THAHS Công an cấp tỉnh, cơ quan THAHS cấp quân khu cùng chính quyền xã nơi thi hành án có trách nhiệm thực hiện. Nếu thân nhân hoặc đại diện của tử tù có nhu cầu nhận tử thi về an táng thì phải làm đơn gửi và được Chánh án tòa án đã xét xử sơ thẩm chấp thuận bằng văn bản. Việc giao nhận tử thi sẽ được thực hiện trong 24h kể từ khi thông báo. Hết thời hạn này mà người có đơn đề nghị không đến nhận thì cơ quan THAHS có trách nhiệm an táng.

 

Để thực hiện quy định pháp luật mới này, Bộ Công an và các bộ, ngành đã ban hành các văn bản quy định rõ cách thức, phương thức, trình tự tiêm thuốc độc trong thi hành án tử hình. Tổ chức tập huấn kỹ về cách thức áp dụng hình thức tiêm thuốc độc cho các bác sĩ pháp y, cán bộ KTHS, cán bộ trại giam, thẩm phán, KSV của các ngành công an, kiểm sát, tòa án. Sau thời gian chuẩn bị, Bộ Công an đã hoàn thành việc xây dựng 5 phòng thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc theo cụm khu vực tại TP: Hà Nội, Hồ Chí Minh và các tỉnh: Sơn La, Nghệ An, Đắc Lắc. Đây là căn phòng được thiết kế gồm 3 phần: khu vực chuẩn bị tiêm, khu vực dành cho những người chứng kiến tiêm gồm cán bộ tư pháp như: Thẩm phán, cán bộ trại giam, kiểm sát viên, ủy viên Hội đồng thi hành án, bác sĩ pháp y theo dõi việc tiêm thuốc độc và khu vực đặt giường nằm dành cho tử tội. Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình gồm: thuốc gây mê; thuốc dùng để làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp và thuốc dùng để ngừng hoạt động của tim. Tỉnh ta cùng các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái thực hiện thi hành án tử hình tại Trại tạm giam CA tỉnh Sơn La (TP Sơn La).

 

Hiện tại, tỉnh ta có 24 can phạm bị tuyên án tử hình, trong đó có 6 trường hợp Chủ tịch nước đã bác đơn ân xá. Nguyễn Văn Tuấn, quê ở Phủ Cừ (Hưng Yên) phạm tội giết người, cướp của là bị cáo đầu tiên tỉnh ta thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Đồng chí Hà Quang Dĩnh, Chánh án TAND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình tỉnh cho biết: thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc thể hiện rõ chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ. Trước đây, khi thi hành án tử hình bằng xử bắn, tỉnh ta tiến hành tại trường bắn thuộc địa bàn xã Thu Phong (Cao Phong) cách Trại tạm giam Công  an tỉnh khoảng 10 km nhưng thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc phải đưa bị cáo lên TP Sơn La, cách xa hơn 300 km nên rất tốn kém về lực lượng, phương tiện, kinh phí. Để bảo đảm ANTT trên tuyến, ngoài Hội đồng THA của tỉnh là lực lượng dẫn giải, bảo vệ lên tới hơn 100 người. Theo đó, chi phí cho 1 trường hợp thi hành án tử hình bằng thuốc độc đã ngốn mất gần 300 triệu đồng. Trong khi đó, toàn bộ chi phí cho 1 trường hợp xử bắn chỉ hết 25 triệu đồng. Phương tiện phục vụ cho việc thi hành án tử hình bằng thuốc độc cũng chưa được trang bị đồng bộ. Cụ thể, trường hợp thi hành án tử hình đối với bị cáo Nguyễn Văn Tuấn, do chưa có xe chuyên dùng nên sau khi THA xong, xe dẫn giải phạm nhân của Trại tạm giam Công an tỉnh trở thành xe chở tử thi từ Sơn La về nhà xác Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và tinh thần của cán bộ, chiến sĩ điều khiển phương tiện. Quá trình di chuyển tử tù từ Trại tạm giam đến địa điểm thi hành án và ngược lại cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm vì đa số bị cáo phạm tội giết người, buôn bán ma túy nên rất có thể sẽ xảy ra tình huống cướp phạm, tấn công cướp xác hoặc trả thù nên càng phải tăng cường lực lượng dẫn giải, bảo vệ, đảm bảo ANTT trên tuyến. Thêm nữa, theo quy định mới, thân nhân của tử tù được phép nhận tử thi về an táng nhưng các cơ quan chức năng vẫn phải bố trí lực lượng để đảm bảo ANTT cho đến khi gia đình an táng xong. Vì thế  phát sinh thêm kinh phí cho nhiệm vụ này. Bên cạnh đó, quá trình thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc tính răn đe không cao bằng xử bắn vì người dân không được phép có mặt tại nơi thi hành án chỉ có Hội đồng thi hành án và các lực lượng chức năng.

 

Tiêm thuốc độc để thi hành án tử hình là một vấn đề mới ở nước ta. Hy vọng những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi sớm được tháo gỡ để việc áp dụng biện pháp tử hình mới sẽ góp phần thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ ANTT đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

 

 

 

                                                                     Đức Phượng

 

 

Các tin khác


Công an thành phố Hòa Bình bắt đối tượng trộm từng có 3 tiền án

Nhận tin báo của người dân về việc bị kẻ gian đột nhập trộm nhiều tài sản có giá trị, Công an TP Hòa Bình nhanh chóng vào cuộc xác minh, truy xét. Sau 3 giờ tích cực điều tra, đối tượng thực hiện vụ đột nhập trộm tài sản đã được làm rõ.

Bốc đầu xe mô tô để quay clip tung lên mạng, 2 nam sinh bị phạt 7 triệu đồng

Công an huyện Cao Phong cho biết vừa hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7 triệu đồng đối với 2 trường hợp gây mất an toàn giao thông và đăng, chia sẻ thông tin xấu độc trên mạng internet.

Triệt xoá điểm chứa chấp, tổ chức sử dụng trái phép ma tuý tại chung cư Dạ Hợp

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh cho biết, sau một thời gian điều tra, xác minh, trưa 23/4, đơn vị đã phối hợp Công an TP Hòa Bình triệt phá thành công tụ điểm chứa chấp, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý tại chung cư Dạ hợp 12 tầng thuộc tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình do Bùi Tuấn Anh (SN 1987) cầm đầu.

Trao quyết định giảm án phạt tù cho 9 phạm nhân

Sáng 25/4, Trại Tạm giam Công an tỉnh Hoà Bình đã tổ chức công bố quyết định giảm án phạt tù có thời hạn cho các phạm nhân đủ điều kiện giảm án nhân dịp 30/4/2024. Trong 9 phạm nhân được trao quyết định giảm án có 2 phạm nhân được giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được tha ngày 16/4/2024; 7 phạm nhân được giảm từ 2 - 7 tháng phạt tù.

Đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày (từ 27/4 đến 1/5). Đây sẽ là thời điểm người dân có nhu cầu đi thăm thân, tham quan, du lịch tăng cao, dẫn đến lượng người, phương tiện tham gia giao thông sẽ gia tăng đột biến. Trước tình hình đó, Sở Giao thông vận tải (GTVT) đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn trong suốt thời gian nghỉ lễ.

8 xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Năm 2023, UBND huyện Lạc Thủy đã công nhận 8/10 xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Hiện, toàn huyện có 112 tổ hòa giải ở cơ sở và 706 hòa giải viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục