Hướng dẫn một số nội dung cơ bản Thực hiện Thông tư liên tịch số 28 ngày 22/10/2013 của liên Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ (Phần thuộc Quân đội giải quyết)

 

I. Đối tượng áp dụng, không áp dụng.

1. Phạm vi, đối tượng áp dụng.

Lập hồ sơ để xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đối với người hi sinh, bị thương trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu từ ngày 31/12/1991 trở về trước không còn giấy tờ.

2. Đối tượng không áp dụng.

- Người bị chết đã có văn bản của cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện xác nhận liệt sĩ hoặc đã được giải quyết chế độ tử sĩ, quân nhân từ trần, tai nạn lao động, tai nạn chiến tranh.

- Người bị thương đã có văn bản của cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh hoặc đã được giải quyết chế độ tai nạn lao động, tai nạn chiến tranh.

- Người bị thương đã được giám định kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật dưới 21%; người bị thương đã qua các đoàn an dưỡng, điều dưỡng thương bệnh binh, trừ trường hợp đã qua các đoàn an dưỡng nhưng chưa được giám định do giấy tờ chỉ ghi sức ép hoặc chấn thương.

- Đào ngũ, đầu hàng, phản bội, chiêu hồi.

- Đang chấp hành án tù giam, tù chung thân hoặc bị kết án về một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia.

- Bị tước danh hiệu quân nhân; bị buộc thôi việc.

II. căn cứ, thủ tục lập hồ sơ.

A. Hồ sơ xác nhận liệt sĩ.

1. Căn cứ xác nhận liệt sĩ:

a) Danh sách liệt sĩ lưu tại cơ quan, đơn vị có ghi tên người hi sinh hoặc giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước có ghi nhận là liệt sĩ hoặc hi sinh trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu.

b) Người hi sinh đã được chính quyền và nhân dân suy tôn đưa vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ nơi hi sinh, được gắn bia mộ liệt sĩ từ ngày 31/12/1994 trở về trước.

2. Thủ tục lập hồ sơ liệt sĩ:

- Đại diện thân nhân người hi sinh viết đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ (Mẫu LS) và giấy tờ, tài liệu liên quan đến người hi sinh gửi Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) sau đây gọi chung là UBND xã nơi cư trú của người hi sinh trước khi tham gia Quân đội. (UBND xã nơi cư trú của người hi sinh xác nhận rõ mối quan hệ người tham gia cách mạng: cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc người thờ cúng. Nơi hi sinh ghi rõ thôn hoặc xóm, xã, huyện, tỉnh; Đơn vị hi sinh ghi rõ từ cấp Đại đội trở lên đối với Quân đội).

+ Trường hợp người tham gia Quân đội từ các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, nông trường, lâm trường thì phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị trước khi tham gia Quân đội để UBND xã nơi cư trú của người hi sinh làm cơ sở lập hồ sơ.

+ Trường hợp người hi sinh đã được chính quyền và nhân dân suy tôn đưa vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ nơi hi sinh, được gắn bia mộ liệt sĩ từ ngày 31/12/1994 trở về trước thì phải kèm theo giấy xác nhận về phần mộ và thời điểm an táng hài cốt liệt sĩ của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương quản lý nghĩa trang liệt sĩ.

- Các giấy tờ làm căn cứ xác nhận là liệt sĩ.

- Phiếu xác nhận liệt sĩ của Hội Người cao tuổi (Mẫu PXN-LS).

- Phiếu xác nhận liệt sĩ của Hội Cựu chiến binh (Mẫu PXN-LS).

- Biên bản niêm yết công khai của UBND xã (Mẫu BBCK-LS).

- Biên bản họp Hội đồng xác nhận người có công của UBND xã (Mẫu BB-LS).

B. Hồ sơ xác nhận thương binh.

1. Căn cứ cấp Giấy chứng nhận bị thương.

a) Căn cứ chứng minh quá trình tham gia cách mạng:

- Người thoát ly tham gia cách mạng hoặc hoạt động không thoát ly nhưng sau đó thoát ly tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước phải có một trong các giấy tờ sau: Lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc; hồ sơ bảo hiểm xã hội hoặc các giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước. Trường hợp không còn một trong các giấy tờ nêu trên nhưng đã được hưởng trợ cấp theo các Quyết định sau đây của Thủ tướng Chính phủ thì thực hiện như quy định tại Điểm b Mục này:

+ Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ 31/12/1960 trở về trước.

+ Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước.

+ Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 về thực hiện chế độ, chính sách đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương.

+ Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

b) Căn cứ chứng minh bị thương trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu:

- Giấy tờ có ghi sức ép hoặc chấn thương; danh sách quân nhân bị thương (hoặc người bị thương) của cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng khi bị thương có ghi tên cá nhân bị thương.

- Giấy tờ, tài liệu của cơ quan, đơn vị lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước có ghi nhận cá nhân bị thương khi tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu. Trường hợp giấy tờ, tài liệu không ghi các vết thương cụ thể thì căn cứ vào kết quả kiểm tra vết thương thực thể của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.

- Người bị thương có vết thương thực thể nhưng không còn danh sách quân nhân bị thương do cơ quan, đơn vị quản lý quân nhân khi bị thương đã giải thể hoặc không lưu giữ được.

Trường hợp không có vết thương thực thể nhưng còn dị vật kim khí trong cơ thể thì phải có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội khẳng định còn dị vật kim khí trong cơ thể.

2. Thủ tục lập hồ sơ thương binh:

- Người bị thương viết đơn đề nghị (Mẫu TB 5) kèm theo giấy tờ chứng minh tham gia cách mạng gửi UBND xã nơi cư trú trước khi nhập ngũ và tuỳ từng trường hợp kèm theo một trong các giấy tờ sau:

+ Các giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương.

+ Trường hợp có dị vật kim khí trong cơ thể kèm theo kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội.

- Bản khai cá nhân (Mẫu TB).

- Phiếu xác nhận thương binh của Hội Người cao tuổi (Mẫu PXN-TB).

- Phiếu xác nhận thương binh của Hội Cựu chiến binh (Mẫu PXN-TB).

- Biên bản niêm yết công khai của UBND xã (Mẫu BBCK-TB).

- Biên bản họp Hội đồng xác nhận người có công của UBND xã (Mẫu BB-TB).

III. Một số điểm cần chú ý.

1. Chỉ tiếp nhận hồ sơ của các đối tượng có chữ ký của đồng chí Chủ tịch UBND xã, Trưởng các ban, ngành; Chủ tịch các đoàn thể ký và các giấy tờ làm căn cứ xác nhận là bản chính hoặc bản sao có chứng thực; không tiếp nhận các hồ sơ mà giấy tờ, tài liệu làm căn cứ xác nhận có dấu hiệu bị sửa chữa, tẩy xoá, ghi thêm thông tin.

2. Đối với những hồ sơ không đủ điều kiện xét duyệt thì cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ và có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

3. Hội đồng xác nhận người có công tổ chức họp công khai, tổ chức xét duyện và lập biên bản đối với từng trường hợp; khi tiến hành họp phải có đại diện Ban Chỉ đạo xác nhận người có công của huyện (thành phố) tham dự. Biên bản cuộc họp chỉ có giá trị khi có đủ số thành viên dự họp và ký biên bản thống nhất đề nghị xác nhận.

4. Tổ chức xác minh, kết luận, làm rõ tại cơ sở trường hợp có khiếu nại, tố cáo của nhân dân; không chuyển lên cơ quan cấp trên hồ sơ còn có khiếu nại, tố cáo chưa được xác minh, kết luận.

5. Trường hợp người bị thương có tên trong danh sách quân nhân bị thương hoặc giấy tờ, tài liệu của cơ quan, đơn vị lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước lưu trữ tại cơ quan, đơn vị khi bị thương hoặc cơ quan chính sách đơn vị trực thuộc Bộ quản lý thì phô tô ký sao y, kèm theo Biên bản kiểm tra danh sách hoặc hồ sơ, giấy tờ về trường hợp bị thương của cấp Sư đoàn và tương đương trở lên (do Chủ nhiệm Chính trị chủ trì, đại diện các cơ quan: Chính sách, Cán bộ, Bảo vệ An ninh, Quân lực, Quân y là thành viên (Mẫu BB-KT); giấy chứng nhận bị thương và công văn đề nghị do Sư đoàn trưởng hoặc Chính uỷ cấp Sư đoàn và tương đương trở lên ký.

6. Trường hợp người bị thương đã chuyển ra ngoài Quân đội, nếu danh sách quân nhân bị thương hoặc giấy tờ, tài liệu của cơ quan, đơn vị lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước có ghi bị thương nhưng không ghi các vết thương cụ thể thì lập thủ tục như trên; Biên bản kiểm tra vết thương thực thể do Bộ CHQS tỉnh lập.

7. Trường hợp bị thương có vết thương thực thể nhưng không còn danh sách quân nhân bị thương do cơ quan, đơn vị quản lý quân nhân, CNVQP khi bị thương đã giải thể hoặc không còn lưu trữ được thì đơn vị phải có công văn của chỉ huy cấp sư đoàn và tương đương trở lên xác nhận đơn vị giải thể hoặc lý do không lưu trữ được danh sách đăng ký quân nhân bị thương.

8. Trường hợp người tham gia quân đội đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc hoặc chuyển ngành hiện đang cư trú khác với địa phương nơi cư trú trước khi nhập ngũ hoặc nơi về phục viên, xuất ngũ, thôi việc, hưởng chế độ hàng tháng thì phải có xác nhận của UBND xã (phường, thị trấn) nơi cư trú trước khi nhập ngũ hoặc nơi về phục viên, xuất ngũ, thôi việc, hưởng chế độ hàng tháng hoặc cơ quan đang công tác và giới thiệu đến UBND cấp xã nơi cư trú để lập hồ sơ giám định thương tật; nội dung xác nhận nêu rõ hiện đã và đang hưởng chế độ nào; không thuộc diện đào, bỏ ngũ; chưa kê khai lập hồ sơ thương tật.

 

           


Hướng dẫn một số nội dung cơ bản

 

Thực hiện Thông tư số 202 ngày 07/11/2013 của Bộ Quốc phòng “Hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng” đối với đối tượng có giấy tờ, tài liệu gốc có giá trị pháp lý lập trước ngày 31/12/1994 trở về trước.

1. Hồ sơ xác nhận liệt sĩ:

- Đơn đề nghị của thân nhân đối tượng, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (Mẫu LS3).

- Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy báo tử: Trường hợp hi sinh từ ngày 31/12/1994 trở về trước đã được ghi là liệt sĩ trong Giấy báo tử trận; Huân chương, Huy chương; Giấy chứng nhận đeo Huân chương, Huy chương; Bảng vàng danh dự; Bảng gia đình vẻ vang; danh sách liệt sĩ lưu trữ tại các trung đoàn và tương đương trở lên; lịch sử Đảng bộ cấp xã trở lên được các cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định và đã xuất bản; báo cáo hàng năm từ trước năm 1995 của cấp uỷ đảng được lưu giữ tại cơ quan có thẩm quyền của Đảng.

- Bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ, có xác nhận của UBND cấp xã nơi thân nhân cư trú (Mẫu LS4).

2. Hồ sơ xác nhận thương binh:

Đối với người bị thương đã chuyển ra ngoài Quân đội chưa được giám định thương tật có giấy tờ, tài liệu gốc có giá trị pháp lý lập trước ngày 31/12/1994 trở về trước; các đơn vị hướng dẫn đối tượng làm 05 bộ hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị của đối tượng (Mẫu TB6).

- Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương gồm một trong các giấy tờ có ghi vết thương thực thể sau:

+ Giấy tờ được cấp khi bị thương: Phiếu chuyển thương, chuyển viện; giấy ra viện; phiếu sức khỏe; sổ sức khỏe; giấy chứng nhận bị thương; bệnh án điều trị (bản sao).

+ Bản sao có chứng thực: Lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân được lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước.

+ Trường hợp lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, phiếu sức khỏe, sổ sức khỏe lập trước ngày 31/12/1994 nhưng không ghi vết thương thực thể (chỉ ghi bị thương) thì kèm theo biên bản kiểm tra vết thương thực thể của Bộ CHQS tỉnh (Mẫu XN4).

* Chú ý: Đối với những hồ sơ cơ quan chuyên môn thẩm định đủ điều kiện đã lập theo Thông tư số 25 ngày 15/11/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chưa giải quyết thì các đơn vị hướng dẫn đối tượng lập hồ sơ theo Thông tư số 202 ngày 07/11/2013 của Bộ Quốc phòng.

 

 


Hòa Bình, ngày 30 tháng 4 năm 2014

 

 

 

 

Các tin khác


Triệu tập người bán dứa cho du khách nước ngoài với giá "cắt cổ"

Sau khi yêu cầu Công an của 18 phường trên địa bàn quận rà soát, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã xác định và mời người bán hàng rong lên trụ sở để làm rõ việc bán 3 quả dứa cho khách du lịch nước ngoài với giá 500.000 đồng.

Cảnh báo nguy cơ tấn công mã hoá đánh cắp dữ liệu nhân sự

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT), chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đang điều tra một cuộc tấn công mạng sau khi các tác nhân đe dọa vi phạm hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để đánh cắp dữ liệu nguồn nhân lực.

Quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Thời gian qua, lực lượng Công an toàn tỉnh liên tiếp phát hiện, ngăn chặn nhiều nhóm đối tượng thanh, thiếu niên (TTN) điều khiển phương tiện không chấp hành quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mang theo hung khí nguy hiểm gây rối trật tự công cộng (TTCC). Điều này gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đâu là nguyên nhân và làm gì để quản lý, giáo dục, phòng ngừa tội phạm vi phạm pháp luật (VPPL) trong TTN?

Tìm người bị hại trong vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”

Ngày 25/4, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh cho biết, đơn vị hiện đang điều tra vụ án "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”, xảy ra trên địa bàn tỉnh theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 01/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 14/02/2024.

Phường Thống Nhất cần sớm giải quyết dứt điểm trường hợp xây dựng lấn chiếm đất

Qua đường dây nóng, Báo Hòa Bình nhận được thông tin kiến nghị của bà Đỗ Thị Dung, trú tại xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ); đại diện hộ ông Đỗ Văn Tuận và bà Nguyễn Thị Liễu, tổ 6, phường Thống Nhất đề nghị UBND phường Thống Nhất và các cơ quan chức năng TP Hòa Bình giải quyết dứt điểm việc hộ ông Vũ Công Tuyên xây dựng nhà xưởng trái phép, lấn chiếm đất của các hộ giáp ranh ở thửa đất tại tổ 6, phường Thống Nhất.

Công an thành phố Hòa Bình bắt đối tượng trộm từng có 3 tiền án

Nhận tin báo của người dân về việc bị kẻ gian đột nhập trộm nhiều tài sản có giá trị, Công an TP Hòa Bình nhanh chóng vào cuộc xác minh, truy xét. Sau 3 giờ tích cực điều tra, đối tượng thực hiện vụ đột nhập trộm tài sản đã được làm rõ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục