Nạn nhân mua phải “tiên dược” rởm thuật lại câu chuyện với phóng viên.

Nạn nhân mua phải “tiên dược” rởm thuật lại câu chuyện với phóng viên.

(HBĐT) - Thời gian gần đây, một số nhóm đối tượng xấu nắm bắt được tâm lý mong muốn chữa khỏi bệnh tật của người dân đã lợi dụng và dàn dựng những kịch bản hoàn hảo nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền, tài sản. Chúng thường nhằm vào người già dễ “nhẹ dạ, cả tin”. Không ít trường hợp rơi vào bẫy lừa của chúng, bị mất khoản tiền lớn để mua về thuốc rởm.

 

Bà Lê Thị V ở phường Đồng Tiến (thành phố Hoà Bình) là một trong những trường hợp mắc phải bẫy lừa mua thuốc rởm vào ít ngày trước đây. Bà thuật lại: khoảng 9 giờ sáng, tôi từ nhà ra đến đường cái cách chưa đầy 100m thì thấy một phụ nữ đi xe máy, đội mũ bảo hiểm tiến lại gần. Hé khẩu trang bịt mặt, người này vồn vã nhận là người quen của tôi, đoạn giả lả hỏi han sức khoẻ. Cùng lúc có một phụ nữ khác từ bên kia đường tạt sang, cả hai trao đổi về loại thuốc gì đó quý hiếm, 5 năm cây mới nở hoa, kết trái một lần có công dụng chữa trị những bệnh mà tôi đang mắc phải (cao huyết áp, tiểu đường). Nghe vậy, tôi như bị thôi miên, theo lời chúng gạ gẫm, cứ thế ngồi lên sau xe máy người phụ nữ lạ đi đến đoạn ngã tư phường Tân Hoà để gặp “thần y” đang ém số tiên dược hiếm hoi này. Tại đây, một đồng bọn khác sắm vai khách hàng vờ trả tiền cho “thần y” với giá 3 triệu đồng/gói thuốc 100g. Giao dịch mua bán bày ra ngay trước mắt nên tôi càng tin hơn. Do lúc ra khỏi nhà, tôi chỉ mang theo 1 triệu đồng nên khi đối tượng sắm vai “khách hàng” ngỏ ý cho mượn tiền trả trước, tôi mừng ra mặt, mua luôn 5 gói cho đủ liều rồi nhờ người này đưa về nhà lấy sổ tiết kiệm ra điểm giao dịch của Ngân hàng NN & PTNT rút thêm 14 triệu đồng để trả đủ số tiền họ đã ứng ra trước đó là 15 triệu đồng.

 

Vào tháng 6/2015, một vài trường hợp người dân ở phường Chăm Mát, Thái Bình cũng bị lừa mua “tiên dược” với thủ đoạn tương tự. Qua phản ảnh của nạn nhân, nhóm đối tượng thường đi 2 – 3 người, trường hợp mua phải thuốc rởm thường là những người già, những người có dấu hiệu lo lắng, bất an về sức khoẻ. Loại thuốc bọn chúng có hình dạng giống hạt muồng, được đóng gói hết sức thủ công, không có nhãn mác, số đăng ký chất lượng hay bất cứ thông tin nào về nguồn gốc sản phẩm hàng hoá. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn xuất hiện một số đối tượng đi khắp các ngõ ngách rao bán các loại cao hổ, cao khỉ, cao trăn… không loại trừ cao rởm bởi không có địa chỉ, nguồn gốc. Có những nạn nhân như ông Nguyễn Văn H ở phường Chăm Mát sau khi mua phải 1 lạng cao hổ “rởm”, ông không dám sử dụng bởi cao để được vài ngày có mùi giống đường phèn thắng lên, chảy nước. Các nhóm đối tượng này sau khi kiếm lợi khá khá từ nạn nhân đã cao chạy, xa bay. Nạn nhân của vụ lừa đảo như bà Lê Thị V, ông Nguyễn Văn H khi gọi đến số điện thoại do bọn chúng để lại nhằm xác minh, các số điện thoại đều không có thực.

 

Có một thực tế là người dân sau khi bị các nhóm đối tượng xấu dụ mua “tiên dược” mặc dù biết mười mươi rằng mình bị lừa nhưng không trình báo cơ quan công an. Cá biệt có người do xót tiền, tiếc của nên liều trị bệnh bằng thuốc rởm. Điều này kéo theo những nguy hại đối với sức khoẻ của người dân. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Lê Thị Thu Hoài, trưởng phòng Quản lý Dược, Sở Y tế. Bà Hoài khẳng định: dược phẩm chỉ được gọi là thuốc, được phép nhập khẩu, lưu hành khi được Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cấp mã số visa. Đối với những loại “thuốc” mà người dân do nhẹ dạ, cả tin mua phải không được gọi là thuốc chữa bệnh. Nếu sử dụng sẽ gây hậu quả khôn lường, khiến bệnh tình thêm trầm trọng, thậm chí mắc thêm bệnh.

 

Để tránh bị “tiền mất, tật mang”, người tiêu dùng chỉ mua các loại thuốc chữa bệnh theo đơn, theo chỉ dẫn của bác sỹ, không mua “thuốc” trôi nổi trên thị trường. Đặc biệt là đề cao cảnh giác với các nhóm đối tượng lạ rao bán “thuốc” có tính chất lừa đảo. Trong trường hợp gặp phải nhóm đối tượng trên, người dân hãy gọi đến số điện thoại đường dây nóng của Sở Y tế hoặc trình báo công an nơi gần nhất để cơ quan có thẩm quyền phối hợp điều tra, xử lý.

 

 

 

                                                                    Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Công an huyện Lương Sơn làm rõ 9 thanh thiếu niên mang hung khí vào Hòa Bình đánh nhau

Công an huyện Lương Sơn cho biết, qua công tác tuần tra, kiểm soát tại quốc lộ 21A đoạn qua UBND xã Thanh Cao, tổ công tác Công an huyện phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển 5 xe mô tô, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, vượt ẩu, cầm theo một số thanh kim loại khoảng 2m (dạng phóng lợn) có dấu hiệu gây rối trật tự công cộng. Nhóm này điều khiển xe từ ngã tư Chợ Bến đi chợ Đồi Sim.

Ký ức những người lính cựu trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Đã gần 50 năm trôi qua kể từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, mặc dù tuổi đã cao, song ký ức hào hùng về những ngày tháng mưa bom, bão đạn vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí những người lính giải phóng năm xưa…

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông cho học sinh

Thời gian qua, Công an huyện Tân Lạc đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh, nhất là học sinh tại các xã vùng cao, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật giao thông cho lứa tuổi học đường.

Triệu tập người bán dứa cho du khách nước ngoài với giá "cắt cổ"

Sau khi yêu cầu Công an của 18 phường trên địa bàn quận rà soát, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã xác định và mời người bán hàng rong lên trụ sở để làm rõ việc bán 3 quả dứa cho khách du lịch nước ngoài với giá 500.000 đồng.

Cảnh báo nguy cơ tấn công mã hoá đánh cắp dữ liệu nhân sự

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT), chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đang điều tra một cuộc tấn công mạng sau khi các tác nhân đe dọa vi phạm hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để đánh cắp dữ liệu nguồn nhân lực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục