(HBĐT) - Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt của nước ta và chỉ được áp dụng đối với người phạm một số tội đặc biệt nghiêm trọng do Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định. Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, xu hướng chung của thế giới hiện nay là thu hẹp phạm vi áp dụng và tiến tới xoá bỏ hoặc chỉ giữ lại rất ít tội có hình phạt tử hình và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Chủ trương hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt tử hình là phù hợp với tinh thần các Công ước quốc tế về quyền con người mà nước ta là thành viên, đồng thời phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

 

Trong các nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Đảng ta đã chỉ rõ cần phải “coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm. Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

 

Hiến pháp năm 2013 khẳng định, việc bảo vệ quyền con người như một mục tiêu hàng đầu.  Do đó, việc thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình là đòi hỏi cấp thiết của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự gắn với bảo đảm các quyền con người, nhân đạo hoá các biện pháp trừng trị phù hợp với điều kiện phát triển KT -XH và đạo lý của dân tộc, phù hợp yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Chủ trương từng bước hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt tử hình được thực hiện ở cả hai khía cạnh là giảm tối đa quy định hình phạt tử hình đối với các tội phạm và hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình.

 

Thứ nhất, về đối tượng và loại tội áp dụng hình phạt tử hình: Điều 39 dự thảo BLHS (sửa đổi) quy định hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với đối tượng là người tổ chức, cầm đầu, chỉ huy hoặc ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm của một số loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc nhóm tội: các tội xâm phạm an ninh quốc gia; xâm phạm tính mạng con người; tội phạm về ma túy; tội phạm tham nhũng và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

 

Thứ hai, về đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình: bên cạnh quy định hiện hành về việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Điều 39, dự thảo BLHS (sửa đổi) bổ sung thêm một số đối tượng không thi hành án tử hình đó là người già trên 70 tuổi và người bị kết án tử hình về các tội phạm có mục đích kinh tế nhưng đã khắc phục cơ bản hậu quả do hành vi phạm tội gây ra (trừ tội sản xuất, mua bán trái phép chất ma túy) trường hợp này hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.

 

Trên cơ sở các điều kiện quy định tại Điều 39, dự thảo BLHS (sửa đổi) này, một số điều luật quy định tại phần các tội phạm cụ thể đã được rà soát loại bỏ hình phạt tử hình đối với 7, 5 tội danh trên tổng số 22 tội danh hiện hành. Cụ thồ: (1) tội cướp tài sản; (2) tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; (3) tội chống mệnh lệnh; (4) tội đầu hàng địch; (5) tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; (6) tội chống loài người; (7) tội phạm chiến tranh và bỏ tử hình đối với hành vi tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm.

 

Đồng thời, quy định rõ hình phạt tử hình đối với từng tội danh cụ thể nhằm hạn chế áp dụng hình phạt tử hình. Với các tội phạm về ma túy hiện nay số án tử hình chủ yếu tập trung vào tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 194, BLHS hiện hành). Do vậy, dự thảo BLHS đã sửa đổi tách Điều 194 của BLHS hiện hành thành các tội danh độc lập; (Điều 250) tội tàng trữ trái phép chất ma túy, (Điều 251) tội vận chuyển trái phép chất ma túy, (Điều 252) tội mua bán trái phép chất ma túy. Đồng thời, chỉ giữ lại hình phạt tử hình đối với tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 252) còn đối với các tội danh khác, mức hình phạt cao nhất là tù chung thân. Ngoài ra, đối với các tội danh vẫn còn duy trì hình phạt tử hình, dự thảo BLHS đã thiết kế tách riêng khung hình phạt có quy định chung thân hoặc tử hình như BLHS hiện hành thành các khung độc lập trường hợp áp dụng hình phạt tù chung thân, trường hợp áp dụng hình phạt tử hình với các điều kiện chặt chẽ để hạn chế áp dụng hình phạt tử hình.

 

Những bổ sung sửa đổi trên có một số nội dung rất đáng quan tâm làm rõ đó là việc loại bỏ 7, 5 tội /22 loại tội còn áp dụng hình phạt tử hình được quy định trong BLHS hiện hành đã bao quát hết các trường hợp hay chưa, liệu có nương nhẹ hoặc bỏ lọt tội phạm hay không? Kinh tế phát triển, tuổi thọ ngày càng tăng nhiều người trên 70 tuổi nhưng còn rất mạnh khỏe, minh mẫn, trong trường hợp họ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng với vai trò chủ mưu, cầm đầu mà không áp dụng hình phạt tử hình có đảm bảo sự nghiêm minh, tính răn đe giáo dục phòng ngừa chung của pháp luật? Điểm c, Khoản 3,  Điều 39 quy định “người bị kết án tử hình về các tội có mục đích kinh tế, sau khi bị kết án đã chủ động khắc phục cơ bản hậu quả của tội phạm do mình gây ra, hợp tác với các cơ quan chức năng trong phát hiện, điều tra xử lý tội phạm...” thì không thi hành án tử hình mà chuyển thành tù chung thân. Quy định này cũng chưa nhận được sự đồng thuận và đã tạo dư luận cho rằng như vậy người phạm tội có thể dùng tiền để thoát án tử hình (nhất là tội phạm về tham nhũng).

 

Đồng tình với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, song nhiều ý kiến còn băn khoăn về việc bỏ hình phạt tử hình với một số loại tội có đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, công tác phòng - chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong bối cảnh đất nước đang phát triển như hiện nay. Có ý kiến, kiến nghị hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu của nước ta song cần có lộ trình phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của đất nước, hơn nữa, trong các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia là thành viên quy định bỏ hoặc giảm hình phạt tử hình là điều khoản tùy nghi. Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu cân nhắc thấu đáo trong quá trình sửa đổi BLHS.

 

 

                                                                 Nguyễn Tiến Sinh

                                                      Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh

 

Các tin khác


Xã An Bình đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Xác định xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có vai trò quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm. Thời gian qua, xã An Bình, huyện Lạc Thủy đã có nhiều giải pháp sáng tạo, tích cực nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và người dân tham gia đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Tiếp bước Điện Biên, tiến lên giành “3 nhất”

Trung tá Bùi Mạnh Quyền, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Lạc Sơn cho biết: Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam; là sức mạnh tinh thần, nguồn cổ vũ, động viên to lớn, đồng thời để lại nhiều bài học quý giá đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Việc triển khai thực hiện Dự án Khu đô thị mới Trung Minh A tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các quy định của pháp luật

Thời gian qua, trước một số thông tin về việc quá trình triển khai Dự án Khu đô thị mới (KĐT) Trung Minh A thuộc phường Trung Minh (TP Hòa Bình) chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật, các cơ quan chức năng của tỉnh đã có ý kiến phản hồi và khẳng định: Quá trình triển khai thực hiện dự án, UBND tỉnh và nhà đầu tư (NĐT) đã tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng...

Bắt đối tượng dùng dao đâm trọng thương cán bộ Công an xã Vũ Bình

Công an huyện Lạc Sơn cho biết, đơn vị vừa truy bắt nhanh đối tượng tấn công gây trọng thương cán bộ Công an khi đang làm nhiệm vụ.

Doanh nghiệp tự ý sử dụng thông tin cá nhân để khai khống thu nhập là hành vi vi phạm pháp luật

Vừa qua, một số Cục Thuế địa phương phát hiện hành vi liên doanh nghiệp (DN) sử dụng thông tin của cá nhân (tên, mã số thuế, số căn cước công dân) để kê khai, tính chi phí tiền lương, tiền công khi xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp trong khi không phát sinh chi trả thu nhập trên thực tế cho cá nhân đó.

Tháng 4/2024, xảy ra 1.995 vụ tai nạn giao thông, làm chết 845 người

Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, tháng 4/2024 (số liệu báo cáo tính từ ngày 15/3 đến ngày 14/4), toàn quốc xảy ra 1.995 vụ tai nạn giao thông, làm chết 845 người và làm bị thương 1.537 người. So với tháng cùng kỳ năm 2023 tăng 334 vụ (20,11%), giảm 62 người chết (6,84%), tăng 431 người bị thương (38,97%).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục