(HBĐT) - Luật phí, lệ phí được QH khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 10, Luật bao gồm 6 chương, 25 điều và có hiệu lực từ ngày 1/7/2016. Khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh phí và lệ phí được ban hành ngày 28/8/2001, Luật phí và lệ phí đã được xây dựng trên nguyên tắc thống nhất pháp luật, công khai minh bạch, phân cấp thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong quản lý phí và lệ phí.

 

Về thẩm quyền ban hành danh mục phí và lệ phí: Luật quy định chỉ có QH mới được ban hành Danh mục các loại phí, lệ phí kèm theo luật này. Trong thời gian giữa hai kỳ họp QH, UBTVQH quyết định sửa đổi, bổ sung, bai bo các khoản phí, lệ phí theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo QH tại kỳ họp gần nhất. Cụ thể ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí là danh mục gồm 89 loại phí và 64 loại lệ phí.

 

Về thẩm quyền quy định mức phí, lệ phí và chính sách miễn, giảm: Luật Quy định UBTVQH quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án.Chính phủ, Bộ Tài chính, HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc T.ư co thâm quyên quy đinh cac khoan phii trong danh mục phí, lệ phí được quy định mức thu, miễn, giảm, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí.Về chính sách miễn, giảm Luật quy định các đối tượng thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí gồm trẻ em, hộ nghèo, NCT người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền miễn, giảm được quy định UBTVQH quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm án phí và lệ phí tòa án. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền. Bộ trưởng Bộ Tài chính, HĐND cấp tỉnh quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí được phân cấp trong danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật này.

 

Nhằm thực hiện xã hội hóa một số dịch vụ, từng bước xóa bỏ bao cấp của Nhà nước, một số khoản phí được chuyển sang cơ chế giá, trong đó có 24 khoản phí được đưa ra khỏi danh mục và được chuyển sang cơ chế giá như: học phí, viện phí, phí giám định tư pháp, phí kiểm định phương tiện đo lường, phí đấu thầu, phí chợ, phí cầu phà, phí vệ sinh, thủy lợi phí, phí trông giữ xe..., giá của các loại dịch vụ này một số do Nhà nước định giá (học phí, viện phí...) một số do tổ chức cung cấp dịch vụ định giá và niêm yết công khai. Bên cạnh đó, Luật bổ sung 24 khoản phí, lệ phí mới theo quy định của luật chuyên ngành như: phí công chứng, phí chứng thực, phí bay qua vùng trời, phí ủy thác tư pháp, phí thi hành án dân sự, phí cấp lại thẻ BHYT... Việc chuyển một số khoản phí sang cơ chế giá (tức là tính đúng, tính đủ chi phí và có lợi nhuận hợp lý) điều này sẽ có tác động lớn đến người dân với tư cách là người sử dụng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ tăng, mức hưởng thụ của người dân được nâng lên, Nhà nước tiết kiệm được ngân sách để tái đầu tư phát triển KT-XH, tuy nhiên việc chi trả cho các dịch vụ này phần lớn sẽ cao hơn, cơ hội tiếp cận các dịch vụ thiết yếu với nhiều người dân sẽ khó khăn nếu Nhà nước không có chính sách cho những đối tượng này. Do đó, việc chuyển một số loại phí sang cơ chế giá được xác định chi chuyển sang cơ chế giá đối với một số khoản phí mà Nhà nước không cần phải nắm giữ và có sự cạnh tranh nhằm góp phần giảm giá và nâng cao chất lượng dịch vụ cho người dân. Riêng đối với các dịch vụ gắn với nhiệm vụ quản lý Nhà nước vẫn được quy định trong danh mục phí, lệ phí do Nhà nước cung cấp, mang tính chất phục vụ người dân, một số khoản  phí chuyển sang cơ chế giá nhưng để bảo đảm phù hợp với thu nhập của người dân sẽ do Nhà nước định giá hoặc dùng chính sách an sinh, bảo hiểm để hỗ trợ chính sách BHYT…)

 

Về quản lý và sử dụng, để đảm bảo nguyên tắc thống nhất với Luật NSNN, Luật phí và lệ phí quy định các khoản phí và lệ phí là nguồn thu của NSNN, do đó các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào NSNN, trường hợp cơ quan Nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ, phần còn lại nộp NSNN. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí trên cơ sở dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phần còn lại nộp NSNN.

 

Luật phí và lệ phí được ban hành có ý nghĩa rất quan trọng, tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, UBTVQH, Chính phủ và các bộ, ngành cần sớm có các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật. Đối với các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương cần rà soát danh mục các khoản phí, lệ phí hiện hành để có biện pháp xử lý khi luật có hiệu lực; xây dựng đề án triển khai quản lý các khoản phí và lệ phí mới trình cấp có thẩm quyền theo đúng quy định. Tăng cường truyên truyền, phổ biến pháp luật về phí, lệ phí đến nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, công tác thanh tra, kiểm tra kiên quyết xử lý các tổ chức cá nhân vi phạm. Triển khai đồng bộ các giải pháp an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân sống trong vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn, phụ nữ, trẻ em và các đối tượng chính sách xã hội khác. Phát huy vai trò giám sát của HĐND, đại biểu HĐND cấp, của MTTQ và các tổ chức thành viên, của các tầng lớp nhân dân trong quá trình triển khai thi hành Luật phí và lệ phí.

 

 

                                                 Nguyễn Tiến Sinh

                              (Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh)

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông cho học sinh

Thời gian qua, Công an huyện Tân Lạc đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh, nhất là học sinh tại các xã vùng cao, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật giao thông cho lứa tuổi học đường.

Triệu tập người bán dứa cho du khách nước ngoài với giá "cắt cổ"

Sau khi yêu cầu Công an của 18 phường trên địa bàn quận rà soát, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã xác định và mời người bán hàng rong lên trụ sở để làm rõ việc bán 3 quả dứa cho khách du lịch nước ngoài với giá 500.000 đồng.

Cảnh báo nguy cơ tấn công mã hoá đánh cắp dữ liệu nhân sự

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT), chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đang điều tra một cuộc tấn công mạng sau khi các tác nhân đe dọa vi phạm hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để đánh cắp dữ liệu nguồn nhân lực.

Quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Thời gian qua, lực lượng Công an toàn tỉnh liên tiếp phát hiện, ngăn chặn nhiều nhóm đối tượng thanh, thiếu niên (TTN) điều khiển phương tiện không chấp hành quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mang theo hung khí nguy hiểm gây rối trật tự công cộng (TTCC). Điều này gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đâu là nguyên nhân và làm gì để quản lý, giáo dục, phòng ngừa tội phạm vi phạm pháp luật (VPPL) trong TTN?

Tìm người bị hại trong vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”

Ngày 25/4, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh cho biết, đơn vị hiện đang điều tra vụ án "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”, xảy ra trên địa bàn tỉnh theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 01/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 14/02/2024.

Phường Thống Nhất cần sớm giải quyết dứt điểm trường hợp xây dựng lấn chiếm đất

Qua đường dây nóng, Báo Hòa Bình nhận được thông tin kiến nghị của bà Đỗ Thị Dung, trú tại xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ); đại diện hộ ông Đỗ Văn Tuận và bà Nguyễn Thị Liễu, tổ 6, phường Thống Nhất đề nghị UBND phường Thống Nhất và các cơ quan chức năng TP Hòa Bình giải quyết dứt điểm việc hộ ông Vũ Công Tuyên xây dựng nhà xưởng trái phép, lấn chiếm đất của các hộ giáp ranh ở thửa đất tại tổ 6, phường Thống Nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục