(HBĐT ) - Nếu thức dậy và đi làm sớm qua công viên hay quảng trường, dễ dàng bắt gặp những người đang tập thiền, khí công. Nhưng sớm hơn nữa phải là những tiếng lách cách từ chiếc xe đẩy của chị bán xôi, bánh mỳ sáng; từ tiếng bay, thước của mấy bác thợ hồ. Những người dậy sớm cho ngày đến sớm, khiến nhanh hết tháng, hết năm. 

Hẳn là, ai trong chúng ta cũng từng ngao ngán với mấy phút đợi một chuyến xe bus, thậm chí là mấy chục giây đợi đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu xanh. Thời gian của sự chờ đợi, thời gian đón nhận dài hun hút, trong khi thời gian để xem một bộ phim hay, để làm một bài thi, hay bên người yêu dấu… lại nhanh vô cùng. Thời gian ta tiêu pha và nhận về hình như không cùng đại lượng. Vậy mà, giữa hai sự chông chênh, lệch pha đó vẫn là một nhịp sống. 

Mỗi khi ngồi nhìn giọt cà phê tí tách, lại nhớ đến cái vòi nước cũng long tong chảy chậm chạp ở các khu tập thể thời bao cấp. Một thứ là sự níu giữ tinh chất, một thứ là sự cũ kĩ, lạc hậu, thiếu thốn. Ngày ấy, người ta đã quen với sự chờ đợi của việc xếp hàng những thùng gánh nước, xô chậu, rồi đâm ra có thời gian hỏi han, hiểu nhau mà thành thân tình. Ngày nay, những ly cà phê rang say đặc sánh níu từng giọt nước sôi để câu chuyện thêm sâu lắng. Có quán cà phê còn gắn một slogan dưới bảng biểu: hãy sống chậm lại, để sống chậm lại…

Ở phố là gấp gáp, ở phố cũng là ách tắc dầm dề ngập lụt. Nhanh hay chậm? Câu hỏi ấy có khi đốt xong một điếu thuốc, nhâm nhi một ly cà phê vẫn chưa thể có câu trả lời. Ở phố, chuyện gì cũng được cắt nghĩa không đầu, không cuối, bàn luận không thiếu không thừa. Người trải đời nhất cũng về đây ở, người ngu ngơ nhất cũng quanh quẩn ở đây, bàng cứ rụng lá, bụi cứ bị sự vội vã mưu sinh xới xáo lên thành một thứ bám víu mà như níu giữ thời gian… 

Phố núi của tôi có một dòng sông vẫn giữ được đôi chút hoang dã thuở nào. Mùa lũ, những cành củi với trăm ngàn hình hài trôi về hạ lưu trong cơn bĩ cực của núi rừng. Người bạn già chiều nào cũng ra ngắm sông, kể cho tôi nghe những ký ức của rừng. Tôi nhận ra, phố tuy ồn ào mà cũng có nét hoang sơ. Từng tán bàng phủ bụi, từng phiến đá vỉa hè mòn nhẵn, những cột điện già nua, một mầm si bám lấy tường tróc lở… Người ta yêu phố như từng yêu cố hương, người ta neo mình vào phố để nhịp sống chậm vừa đủ để ngẫm xem một ngày qua có gì hay dở. Nhưng, cũng không ai quên đạp mạnh guồng quay của những bánh xe để gấp gáp kiếm bát cơm, manh áo, gói chè… về với mái nhà yên ấm của mình. Nghe trong phố có từng nhịp thở của người mua đồng nát gò lưng đạp xe, của em bé hồi hộp khi lần đầu được ông dắt qua đường, sự lặng thinh của người đi xa lâu ngày bâng khuâng khi trở về phố cũ, ngắm lại căn gác xưa… Ta đang gom nhặt thời gian hay phung phí tiêu pha, tất cả đều là những đại lượng muôn hình của cảm xúc. Bất chợt, một nụ cười thân quen, ta chưa nhận ra nhưng cũng nhẹ nhàng đáp lại bằng một sự thân thiện như thế. Biết đâu nhịp phố còn là đến chừng nào ta nhận ra nhau, ơi cố nhân…


Tản văn của Bùi Việt Phương


Các tin khác


Xuân ấm

Gió xuân thổi nhẹ trên mấy cành đào phai. Lạ thật, chiều hôm trước trời còn se lạnh, những nụ hoa còn bọc kín bởi lớp vỏ khô cứng, vậy mà hôm nay những nụ hoa đã vụt lớn lên. Gió ấm mang sinh khí từ phía Đông, cùng với đó là những tia nắng mặt trời.

Lối về mùa xuân

Mùa đúng hẹn, thềm rải nắng đón nàng xuân về trong ban mai trong veo, tiết trời ấm áp chan hòa, vạn vật rộn ràng chào đón. Hơn từng ấy đời người, ta đã trải qua không biết bao nhiêu mùa xuân, ấy vậy mà cứ mỗi lần Xuân đến lòng lại bâng khuâng, xao xuyến.

Vì ta tin nhau

Hoài thuộc vào loại xinh gái nhất cơ quan theo như sự bình chọn của gần 30 chị em. Nhưng trớ trêu thay, cô lại phải qua "một lần đò” đầy đau khổ với người chồng vũ phu, bội bạc. Gần 40 tuổi, Hoài bắt đầu lại tất cả bằng chính đôi chân của mình. Không còn nhà lầu, xe hơi, sáng sáng cô đi làm bằng xe máy, mặc những bộ váy giản dị, dùng mỹ phẩm bình thường nhưng nụ cười luôn rạng rỡ trên môi.

“Rau sạch”

Càng gần đến Tết Nguyên đán, cùng với tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài nên nhu cầu rau, củ, quả ở vùng "rừng xanh, núi đỏ” ngày càng tăng cao.

Anh vẫn hành quân

Cứ dịp tháng 12, khi về quê lại được nghe chú họ thổi sáo bài "Anh vẫn hành quân”(nhạc Huy Du, lời thơ Trần Hữu Thung). Chú không phải nghệ sĩ chuyên nghiệp, tuổi cũng không còn trẻ nhưng tiếng sáo rất khí thế như có hồn, bay bổng và vi vút đến không ngờ. Lúc mạnh mẽ trào dâng như đoàn quân băng băng về phía trước, lúc lại nhẹ nhàng, tha thướt, trữ tình như câu hát, tiếng sáo hay câu ca dao mộc mạc bay lượn trên những cánh đồng, vạt ngô xanh nơi đồng bãi quê nhà… "Anh vẫn hành quân/ Trên đường ra chiến dịch/ Mé đồi quê anh bước/ Trăng non ló đỉnh rừng/ Anh vẫn hành quân/ Lưng đèo qua bãi suối/ Súng ngang đầu anh gối/ Anh qua khắp tuyến đường…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục