Tính chất sống còn của cuộc đấu có thể buộc hai đội hy sinh lối đá đẹp để ưu tiên cho sự thực dụng, hiệu quả
12 năm sau thất bại 2-4 trên chấm luân lưu ở bán kết France 98, Hà Lan có dịp báo thù khi tái ngộ Brazil ở trận tứ kết được chờ đợi nhất World Cup 2010 sẽ diễn ra trên sân Nelson Mandela Bay. Như cựu HLV tuyển Đức Jurgen Klinsmann nhận định “đội nào thắng Brazil sẽ lên ngôi vô địch”, rõ ràng Hà Lan đang đứng trước cơ hội đó.
Người Brazil nuôi mộng đoạt cúp thế giới lần thứ 6. Ảnh: Reuters
Cùng với Argentina, Hà Lan là đội toàn thắng cả 4 trận ở World Cup 2010. Khác biệt ở chỗ dù HLV Van Marwijk chấp nhận từ bỏ kiểu đá tấn công tổng lực truyền thống để đổi sang lối đá thực dụng, Hà Lan vẫn thu được hiệu quả đáng khích lệ. Dư luận có thể chỉ trích sự nhàm chán trong phong cách kiểu mới của “cơn lốc da cam” nhưng thực tế, không ai phủ nhận HLV Marwijk đã có những toan tính, nước cờ rất cao cơ mà Robben chính là minh chứng rõ nét nhất.
Lẽ ra ngôi sao đang khoác áo Bayern Munich đã được sử dụng ở trận gặp Nhật Bản chứ không phải đợi đến khi trận đấu thủ tục với Cameroon còn khoảng 20 phút mới được ra sân. Có ý kiến cho rằng HLV Marwijk không muốn mạo hiểm sử dụng một cầu thủ chưa hoàn toàn bình phục, tuy nhiên, thực tế chứng minh Robben không chấn thương quá nặng như nhiều người tưởng. Chỉ cần 20 phút đá với Cameroon, thêm 71 phút “hành hạ” hàng thủ Slovakia, Robben lộ nguyên hình là vũ khí bí mật mà HLV Marwijk muốn để dành cho cuộc đại chiến với Brazil.
Trước khi Robben xuất trận thì suốt vòng bảng, Hà Lan “bay” trên đôi cánh của Wesley Sneijder, một học trò cưng của HLV tài năng nhưng rất thực dụng Jose Mourinho. Cộng thêm tiêu chí ưu tiên hàng đầu cho thực dụng của HLV Marwijk, Hà Lan đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ vượt qua vòng bảng với ngôi đầu, tránh được đối thủ khó chịu Paraguay ở vòng 2 và nay sẵn sàng cho cuộc đối đầu với Brazil. Khi cả Sneijder và Robben đều sẵn sàng xung trận, các trụ cột khác cũng sung sức, Hà Lan rõ ràng là thách thức lớn cho tham vọng lần thứ 6 vô địch World Cup của Brazil.
Cũng như “người Hà Lan bay”, Brazil dưới thời Dunga không còn điệu Samba quyến rũ của France 98 hay World Cup 2002, thay vào đó là chiến thuật hợp lý cho từng trận. Ngay cả một ngôi sao tấn công như Kaka cũng chấp nhận lùi về giữ nhiệm vụ kiến thiết, quấy rối hàng thủ đối phương để trung phong cắm Fabiano hoặc những đồng đội từ tuyến 2, tuyến 3 như Robinho, Bastos, Maicon băng lên ghi bàn. HLV Dunga chấp nhận “hy sinh” Kaka cũng đã thể hiện rõ quan điểm Brazil là đá vì tập thể, không vì cá nhân. Điều này giải thích tại sao khi Elano và Melo chấn thương, Ramires vắng mặt vì thẻ phạt, HLV Dunga không lo lắng vì những quân bài còn lại vẫn thừa trình độ phục vụ cho lối đá đầy toan tính của ông.
Năm 1994, Brazil dưới sự dẫn dắt của đội trưởng Dunga lên ngôi vô địch thế giới tại Mỹ bằng một lối đá phòng ngự cực kỳ chặt chẽ. 16 năm sau, Dunga có cơ hội tái lập chiến tích với một đội ngũ còn đồng đều và hay hơn hẳn quá khứ. Vấn đề là Hà Lan sẽ không dễ dàng chấp nhận trận thua thứ 3 liên tiếp ở các kỳ World Cup trước Brazil nên Selecao chắc chắn sẽ thận trọng không kém đối phương.
Đội hình dự kiến
Hà Lan (4-2-3-1)
Thủ môn Stekelenburg
Wiel Heitinga Mathijsen Bronckhorst
Bommel De Jong
Robben Sneijder Kuyt
Persie
-----------------------------
Fabiano
Alves Kaka Robinho
Silva Josue
Bastos Juan Lucio Maicon
Thủ môn Cesar
Brazil (4-2-3-1)
Trọng tài: Yuichi Nishimura (Nhật Bản) |

Theo NLĐ
May mắn vượt lên nhờ pha lập công trong tư thế việt vị, thầy trò HLV Maradona dễ dàng loại bỏ rào cản tâm lý, nới rộng cách biệt để giành chiến thắng 3-1.
HLV Fabio Capello chê trách nhẹ nhàng các học trò cho màn trình diễn kém thuyết phục để bị Đức loại khỏi VCK World Cup 2010, nhưng lại cay nghiệt đổ lỗi thất bại của tuyển Anh là vì trọng tài biên không công nhận bàn thắng của Frank Lampard.
Trước lượt đấu cuối bảng G, “người nhện” Hồng Sơn nhận định cuộc đối đầu Bồ Đào Nha - Brazil sẽ không hấp dẫn đúng như mong đợi. Còn tại bảng H, tấm vé vào vòng knock -out đang nghiêng nhiều về cho Tây Ban Nha và Thụy Sỹ.
Không cần chờ thủ quân Patrice Evra, báo chí Pháp nhanh chân moi ra những tiết lộ gây chấn động về nội tình bất ổn của tuyển Pháp tại Nam Phi. Sự việc khiến đích thân Tổng thống Nicolas Sarkozy đứng ra xử lý…
Bảng C kết thúc đánh dấu cú sốc lớn khi ĐKVĐ Italia bị loại đầy cay đắng sau khi thua Slovakia 2-3. Sự xuất sắc của một tập thể đồng đều đã giúp Nhật Bản đánh bại Đan Mạch 3-1 để ghi tên mình tại vòng knock-out...
Nỗ lực về cuối không đủ cứu thầy trò Lippi khỏi thất bại hổ thẹn trước Slovakia. Kết quả thua 2-3 đã biến Italy thành cựu vương, đồng thời khiến họ lần đầu tiên sau 36 năm bật bãi ngay vòng bảng.