Thực hiện Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mai Châu đang tích cực triển khai chính sách tín dụng ưu đãi theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Vốn chính sách giúp người dân xã Pà Cò (Mai Châu) phát triển nghề dệt thổ cẩm.
Đến nay, đơn vị đã giải ngân cho 41 hộ vay trên 3,2 tỷ đồng. Nguồn vốn tập trung hỗ trợ chuyển đổi nghề và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các cơ sở sản xuất sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.
Việc phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và chính quyền cơ sở trong rà soát, tuyên truyền chính sách đã góp phần giúp người dân tiếp cận vốn thuận lợi, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập nhằm giảm nghèo bền vững.
V.Đ
Nỗ lực khai thác tiềm năng đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu địa phương để phát triển kinh tế, nhiều hội viên nông dân (HVND) trên địa bàn huyện Tân Lạc đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Hội viên Bùi Hồng Liên, khu Tân Thịnh, thị trấn Mãn Đức là một trong những điển hình thành công với mô hình ươm cây giống, trồng và và sơ chế dược liệu.
Theo Hội Nông dân huyện Kim Bôi, năm 2024, Quỹ hỗ trợ nông dân huyện tăng thêm 640 triệu đồng (đạt 129% kế hoạch), nâng tổng nguồn quỹ đến nay lên trên 6,9 tỷ đồng.
Năm 2024, tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các sở, ngành, đơn vị đã quan tâm giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn. Qua đó, tạo sự gắn kết, trách nhiệm giữa các cơ quan cấp tỉnh với địa bàn cơ sở, đảm bảo linh hoạt, phù hợp với từng đơn vị.
Những năm qua, huyện Lạc Thuỷ đã triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc có hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đời sống nhân dân ổn định, từng bước được nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.
Nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vừa qua, Sở Công Thương triển khai xây dựng 2 mô hình hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại huyện Kim Bôi và Lạc Sơn. Đây là mô hình thương mại 2 chiều, vừa hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, vừa cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho địa phương, phục vụ sản xuất, tiêu dùng của đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó góp phần tăng cường, sản phẩm do đồng bào các dân tộc thiểu số sản xuất, mở rộng hệ thống phân phối hàng tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn tỉnh.
Xã Tiền Phong cách trung tâm huyện Đà Bắc 39km. Đây là xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện. Xã hiện có 609 hộ, trên 2.500 nhân khẩu tại 7 xóm; dân tộc Mường chiếm 97%, các dân tộc khác chiếm 3% (Kinh, Dao, Tày, Thái). Đến hết năm 2024, xã còn 193 hộ nghèo, chiếm 31,85% và 183 hộ cận nghèo, chiếm 30,02%; thu nhập bình quân đầu người 34 triệu đồng.