Từ xa xưa người Mường đã biết nuôi tằm để kéo tơ, dệt lụa, làm nên những tấm lụa óng ả, chiếc cạp váy, trang phục, khăn thổ cẩm phục vụ đời sống hàng ngày. Trong sử thi Đẻ đất, đẻ nước của người Mường có đoạn kể về việc cô gái Mường được bà Nhần trên trời mách bảo nuôi những con sâu biết nhả tơ gọi là con tằm. Từ đó trong Mường không có cô gái nào là không biết chăn tằm, kéo tơ, dệt lụa, thành thạo công việc dệt vải, may vá bên khung cửi đơn sơ, mộc mạc. Người lớn tuổi truyền dạy cho thế hệ con cháu, giữ gìn và phát huy nghề của tổ tiên, mãi còn được tiếp nối đến ngày nay.  Nhóm ảnh ghi lại những công đoạn dệt thổ cẩm - công việc thường ngày của phụ nữ Mường tại xóm Rậm Cọ, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn.


Ảnh 1: Nghệ nhân Bùi Thị Nhật hướng dẫn quay tơ cho con cháu.


Ảnh 2: Các bà, các chị chải vải làm cho những sợi tơ không bị rối để cuộn thành các con sợi.


Ảnh 3: Phụ nữ Mường thực hiện công đoạn đi bàn, giăng tơ.


Ảnh 4: Với khung cửi đơn giản, bằng đôi bàn tay khéo léo, phụ nữ ở xóm Rậm Cọ đã dệt nên những tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu.


Ảnh 5: Thiếu nữ Mường với những tấm thổ cẩm được dệt thành phẩm, đưa vào sử dụng trong đời sống. 


Nhóm ảnh của Thái Kiên
(Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hoà Bình)


Các tin khác


Lễ hội đánh cá suối truyền thống bên suối Mường Tló, xã Lỗ Sơn

Tháng Ba âm lịch, khi lúa đã bén rễ xanh đồng, bà con người Mường Tló ở xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) lại tưng bừng bước vào Lễ hội đánh cá suối truyền thống – một nghi lễ văn hóa, tín ngưỡng độc đáo, gắn bó mật thiết với nền văn minh lúa nước từ ngàn xưa.

Về bản Sưng - chạm vào vẻ đẹp nguyên sơ của người Dao Tiền

Ẩn mình nơi lưng chừng núi thuộc xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, bản Sưng hiện lên như một bức tranh được gìn giữ vẹn nguyên qua bao thế hệ. Với lịch sử hơn 300 năm, bản là nơi sinh sống của gần 100 hộ người Dao Tiền – dân tộc vẫn lưu giữ được những nét đặc sắc trong kiến trúc nhà ở, trang phục, phong tục tập quán và các nghề truyền thống. Bản đang thu hút được sự quan tâm, khám phá của nhiều du khách trong và ngoài nước, bởi mỗi lần đến thăm là một hành trình khám phá văn hóa và chạm vào vẻ đẹp chân thật, thân thiện, hiếu khách của vùng cao.

Rực rỡ mùa hoa phong linh tại xóm Thang, xã Thạch Yên

Mùa Xuân năm nay, hơn 1.000 cây phong linh tại xóm Thang, xã Thạch Yên (Cao Phong) bung nở rực rỡ và nhanh chóng lan tỏa trên mạng xã hội. Vẻ đẹp thơ mộng của vườn hoa thu hút nhiều người tới chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

“Là người Tày phải biết chữ Tày”

Đó là tâm niệm đồng thời cũng là hoài bão của anh Sa Văn Cam - người con dân tộc Tày huyện Đà Bắc có tình yêu tha thiết với văn hóa dân tộc. Anh đã dành nhiều tâm huyết cho việc tìm hiểu, khôi phục và truyền dạy chữ Tày cổ. Từ năm 2010 đến nay, anh  tổ chức được 7 lớp học chữ Tày cổ, thu hút trên 200 học viên là người dân xã Mường Chiềng và các xã lân cận. Với mô hình "Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá chữ Tày cổ”, năm 2024, anh Sa Văn Cam được UBND tỉnh công nhận là điển hình tiên tiến cấp tỉnh trong lĩnh vực văn hóa.

Ngỡ ngàng vẻ đẹp Làng Hoa Gạo ở Ngòi Hoa

Giữa vùng hồ sông Đà, chúng tôi bất ngờ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiếm có của Làng Hoa Gạo ở PriorBay Resort - Khu du lịch sinh thái Ngòi Hoa thuộc xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục