Từ một thị xã miền núi đơn sơ bên dòng sông Đà, thành phố Hòa Bình hôm nay đã khoác lên mình "tấm áo mới". Những tuyến đường trung tâm được mở rộng, chỉnh trang, các khu đô thị được xây mới đồng bộ... Hàng loạt các dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hoàn thành đưa vào sử dụng càng tô thêm những nét vẽ đẹp cho bức tranh thành phố bên sông Đà. Tháng 1/2025, thành phố Hòa Bình được công nhận là đô thị loại II. Đây là dấu mốc đáng nhớ cho sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân thành phố trên hành trình hiện thực hóa khát vọng xây dựng quê hương "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7/2025 sẽ không còn đơn vị hành chính cấp huyện, nhưng thành phố Hòa Bình sẽ mãi là niềm tự hào, luôn đậm sâu trong ký ức. Nhóm ảnh ghi lại những khoảnh khắc đẹp, mãi không quên của thành phố Hòa Bình mến yêu!
Tượng đài Bác Hồ - điểm nhấn kiến trúc trên công trình thế kỷ Nhà máy Thủy điện Hòa Bình.
Diện mạo đô thị loại II thành phố Hòa Bình.
Các tuyến đường tại thành phố Hòa Bình rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu chào mừng các ngày lễ lớn của đất
nước.
Khu vực Quảng trường Hòa Bình tại phường Quỳnh Lâm được quy hoạch đồng bộ, hệ thống hạ tầng hiện đại.
Cầu Hữu Nghị nối đôi bờ sông Đà mở ra không gian phát triển đô thị cho thành phố Hoà Bình.
Nhóm ảnh của Đức Anh
Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, hòa trong không khí hân hoan cùng cả nước, trên các tuyến phố tại thành phố Hòa Bình rực rỡ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Dưới đây là ghi nhận của phóng viên Báo Hòa Bình.
Tháng Ba âm lịch, khi lúa đã bén rễ xanh đồng, bà con người Mường Tló ở xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) lại tưng bừng bước vào Lễ hội đánh cá suối truyền thống – một nghi lễ văn hóa, tín ngưỡng độc đáo, gắn bó mật thiết với nền văn minh lúa nước từ ngàn xưa.
Ẩn mình nơi lưng chừng núi thuộc xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, bản Sưng hiện lên như một bức tranh được gìn giữ vẹn nguyên qua bao thế hệ. Với lịch sử hơn 300 năm, bản là nơi sinh sống của gần 100 hộ người Dao Tiền – dân tộc vẫn lưu giữ được những nét đặc sắc trong kiến trúc nhà ở, trang phục, phong tục tập quán và các nghề truyền thống.
Bản đang thu hút được sự quan tâm, khám phá của nhiều du khách trong và ngoài nước, bởi mỗi lần đến thăm là một hành trình khám phá văn hóa và chạm vào vẻ đẹp chân thật, thân thiện, hiếu khách của vùng cao.
Mùa Xuân năm nay, hơn 1.000 cây phong linh tại xóm Thang, xã Thạch Yên (Cao Phong) bung nở rực rỡ và nhanh chóng lan tỏa trên mạng xã hội. Vẻ đẹp thơ mộng của vườn hoa thu hút nhiều người tới chiêm ngưỡng, chụp ảnh.
Đó là tâm niệm đồng thời cũng là hoài bão của anh Sa Văn Cam - người con dân tộc Tày huyện Đà Bắc có tình yêu tha thiết với văn hóa dân tộc. Anh đã dành nhiều tâm huyết cho việc tìm hiểu, khôi phục và truyền dạy chữ Tày cổ. Từ năm 2010 đến nay, anh tổ chức được 7 lớp học chữ Tày cổ, thu hút trên 200 học viên là người dân xã Mường Chiềng và các xã lân cận. Với mô hình "Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá chữ Tày cổ”, năm 2024, anh Sa Văn Cam được UBND tỉnh công nhận là điển hình tiên tiến cấp tỉnh trong lĩnh vực văn hóa.