(HBĐT) - Phát huy những tiềm năng, lợi thế về du lịch của địa phương, huyện Yên Thủy đã đặt ra mục tiêu phát triển du lịch tâm linh, tín ngưỡng; trở thành điểm đến thân thiện, an toàn, hấp dẫn khách du lịch.


Đình Xàm (xã Phú Lai) được đầu tư tôn tạo là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn của huyện Yên Thủy.

Huyện chủ trương tập trung phát triển mạnh thị trường khách du lịch nội địa từ Hà Nội và các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng, mở rộng dần ra phía Nam; khai thác thị trường khách du lịch quốc tế như: Trung Quốc, Đài Loan, ASEAN… Đặc biệt là phát huy tiềm năng du lịch sinh thái của rừng nguyên sinh xã Lạc Lương, Đa Phúc; hang Nước - động Thiên Tôn, xã Ngọc Lương; động Thiên Long…

Đồng chí Bùi Văn Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Để tạo đà cho du lịch phát triển, thời gian qua, huyện đã tổ chức trùng tu, tôn tạo một số di tích lịch sử, văn hóa như: chùa Hang - hang Chùa, kinh phí 1,95 tỷ đồng; nhà đại bái đình Thượng, xã Yên Trị, kinh phí khoảng 900 triệu đồng từ xã hội hóa và Nhân dân đóng góp. Đầu tư nâng cấp đường vào khu vực suối nước nóng Vó Ấm, xã Ngọc Lương (năm 2017), nguồn vốn khoảng 20 tỷ đồng (nguồn ngân sách tỉnh). Hiện, huyện đang huy động nguồn kinh phí xã hội hóa hợp pháp và các thủ tục để phục dựng nhà đại bái đình Phủ Vệ, xã Đoàn Kết, kinh phí dự kiến khoảng 500 triệu đồng. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng được đặc biệt quan tâm, huyện đã huy động lồng ghép trong các dự án để cải tạo, nâng cấp một số tuyến đường.

Từ năm 2020 đến nay, do tác động của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Năm 2020, tổng lượt khách là 5.961 lượt (khách quốc tế 8 lượt) đạt 12,2%, doanh thu giảm mạnh chỉ đạt 3,2 tỷ đồng, đạt 26,67% kế hoạch. Hoạt động du lịch năm 2021 gần như tê liệt hoàn toàn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Vượt lên những khó khăn do dịch bệnh, huyện duy trì 147 cơ sở lưu trú với 201 giường. Trong đó, 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao; 9 nhà nghỉ đảm bảo các tiêu chuẩn về lưu trú cho khách. Tuy nhiên, khó khăn là nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu, mới đạt khoảng 131 lao động, đạt 21,8% kế hoạch (có 31 lao động trực tiếp, đạt 15,5%; 100 lao động gián tiếp).

Một số lễ hội truyền thống đang được huyện nỗ lực bảo tồn để tạo nên các sản phẩm du lịch đặc trưng. Ngoài ra, huyện làm tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua đội văn nghệ quần chúng ở cơ sở. Trên địa bàn huyện có 115 đội văn nghệ xóm, khu phố hoạt động hiệu quả, góp phần xây dựng hình ảnh du lịch huyện ngày càng hấp dẫn đối với du khách thập phương.

Trên địa bàn huyện có 1 làng nghề nấu rượu truyền thống (xóm Đình, xã Phú Lai) được UBND tỉnh quyết định công nhận; 20 hợp tác xã chuyên sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch phục vụ phát triển du lịch, tạo nên nét hấp dẫn cho du lịch Yên Thủy.

Để đảm bảo chất lượng, dần tạo nên sự chuyên nghiệp trong tổ chức hoạt động du lịch, huyện thành lập đội kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hóa, thường xuyên kiểm tra hoạt động của các ban quản lý di tích; cử học viên tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ làm du lịch do Sở VH-TT&DL tổ chức; 100% học viên đã tham gia và được cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo quy định.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết thêm: Để tăng cường quảng bá, giới thiệu du lịch Yên Thủy, Trung tâm VH-TT&TT huyện xây dựng phóng sự giới thiệu những thắng cảnh, điểm du lịch, kiến trúc đình, chùa đăng trên trang thông tin điện tử của huyện. Tiêu biểu như một số phóng sự: Yên Thủy - tiềm năng và thế mạnh trong phát triển du lịch; Yên Thủy - vẻ đẹp tiềm ẩn; Tết cơm Đe của người Mường Rậm; Lễ hội chùa Hang, đình Xàm, hang Chùa Thượng, đình Liêu, đình Phủ Vệ, đình Trung, đình Thượng. Những dự án, chương trình nằm trong đề án phát triển du lịch của huyện được đăng tải trên trang thông tin điện tử của huyện, từ đó thu hút nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân, khách du lịch nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Từng bước vực dậy du lịch sau khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát, huyện Yên Thủy tập trung triển khai các giải pháp về cơ chế, chính sách; thu hút đầu tư, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư; tăng cường công tác quản lý; đa dạng hóa sản phẩm; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, xúc tiến quảng bá và bảo vệ môi trường.


Dương Liễu


Các tin khác


Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục