Tại Hội nghị tuyển sinh 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ ra những điểm tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong tuyển sinh năm 2022. Đồng thời, đề nghị các trường đại học cần điều chỉnh phương thức xét tuyển cho phù hợp với thực tiễn.

Nhiều phương thức thu hút chưa đến 1% số thí sinh tham gia  

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), trong công tác tuyển sinh, một số cơ sở đào tạo đưa ra quá nhiều phương thức xét tuyển. Một số phương thức xét tuyển chưa hiệu quả, số thí sinh nhập học rất ít so với chỉ tiêu cũng như trong tổng số thí sinh nhập học. Trong đó nhiều phương thức tuyển sinh chỉ thu hút chưa đến 1% số thí sinh tham gia, cụ thể:



Trong khi đó, vẫn còn một số thí sinh chọn nhầm phương thức xét tuyển; gặp một số khó khăn trong truy nhập Hệ thống nộp lệ phí trực tuyến. Một số cơ sở đào tạo xét tuyển nhưng không báo cáo đầy đủ kết quả lên Hệ thống theo quy định. Giải quyết các vấn đề phát sinh trong xét tuyển ở một số nơi còn chưa kịp thời gây bức xúc cho thí sinh và xã hội.

Trong báo cáo của Bộ GD&ĐT, trong 3 năm liên tục, bốn lĩnh vực Nông lâm nghiệp và Thủy sản, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên và Dịch vụ xã hội đều đứng đầu danh sách các lĩnh vực tuyển sinh kém nhất, cụ thể:



Bộ cũng chỉ ra, các cơ sở đào tạo tuyển kém chủ yếu do một số nguyên nhân như chưa đủ uy tín, thương hiệu để hấp dẫn thí sinh, do vị trí địa lý, sự cạnh tranh khi chỉ tiêu hàng năm tăng; Lĩnh vực đào tạo thí sinh ít có nhu cầu theo trào lưu xã hội, ngành đào tạo hẹp, ngành mới thí điểm đào tạo, ngành thiếu hấp dẫn về cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp.

Phương thức tuyển sinh là sự đặc thù của ngành, của trường  

Liên quan đến nhiều phương thức xét tuyển gây nhiễu thông tin, TS. Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho rằng: "Mỗi phương thức xét tuyển là thể hiện sự đặc thù của mỗi đơn vị đào tạo. Ví dụ Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh có một phương thức là xét tuyển thẳng 1 học sinh học giỏi nhất của trường THPT. Học sinh này được nhà trường giới thiệu là Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh sẽ tuyển. Thông điệp này của trường là muốn thu hút nhân tài. Vì thế, theo tôi, Bộ không yêu cầu các trường bỏ phương thức xét tuyển vì đó là đặc thù và khẳng định sự tự chủ của trường đó. Cách làm như hiện nay là có thể hiệu quả về mặt kiểm soát nhưng không hiệu quả về mặt tự chủ". 

Đồng ý với quan điểm này đại diện Đại học Đà Nẵng cho rằng, các phương thức xét tuyển mà các trường đưa ra là phù hợp với đào tạo và hướng tới phục vụ nhu cầu của người học. Nhưng cũng có trường đưa gần 10 phương thức xét tuyển sẽ gây rối cho thí sinh. Điều này thì Bộ GD&ĐT cần khuyến cáo.  


Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn giải đáp tại hội nghị. Ảnh: LV

Giải đáp vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, Bộ có đầy đủ dữ liệu các trường và cung cấp thông tin để các trường có nhận thức sự khác nhau giữa các phương thức. Thực té đã có sự không công bằng giữa các phương thức. Trách nhiệm của các trường là tự xác định phân tích các phương thức tương quan và tự xác định điểm đầu vào để là căn cứ đưa ra chỉ tiêu cho các phương thức khác nhau.  

"Bộ đưa ra khuyến cáo không dừng ở số lượng mà còn nhiều yếu tố khác để giúp các trường rà soát lại phương thức xét tuyển. Bộ không yêu cầu các trường bỏ phương thức xét tuyển mà đây là dịp lãnh đạo các trường xem xét phương thức này kia có thực sự hiệu quả không”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn khẳng định.  

Đồng thời, Thứ trưởng cho rằng, Bộ không muốn kiểm soát chặt và cũng không làm giảm đi sự lựa chọn của thí sinh mà đang tăng cơ hội lựa chọn cho các em. 

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ngày 22/3 đã công bố 15 đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.

Các trường đặc thù Top đầu vẫn dành nhiều chỉ tiêu xét tuyển học bạ

Năm 2024, một số trường đặc thù Top đầu vẫn dành nhiều chỉ tiêu để xét tuyển học bạ.

Thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển từ 10 đến 30/7

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, công tác tuyển sinh 2024 cơ bản ổn định như những năm trước. Ngành Giáo dục sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác tuyển sinh và rút ngắn thời gian xét tuyển đợt 1.

Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển sinh gần 18.000 chỉ tiêu bậc đại học năm 2024

Tại Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh năm 2024 diễn ra ngày 12/3, lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, đơn vị dự kiến tuyển sinh gần 18.000 chỉ tiêu bậc đại học và hơn 3.000 chỉ tiêu bậc sau đại học năm nay.

Tuyển sinh Đại học 2024: Tìm hiểu kỹ thông tin, chọn nguyện vọng phù hợp

Thời điểm này, nhiều trường đại học, cao đẳng đã công bố đề án tuyển sinh năm 2024 cùng các mốc thời gian nhận hồ sơ đối với các phương thức xét tuyển.

Tuyển sinh Đại học 2024: Chọn ngành phù hợp với năng lực và sở thích

Ngày 3/3, Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 do báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tổ chức tại Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) đã thu hút đông đảo học sinh, phụ huynh đến từ nhiều địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục