(HBĐT) - Ổn định cuộc sống của người dân ở các vùng có nguy cơ sạt lở cao là ưu tiên hàng đầu của huyện Đà Bắc trong công tác phòng, chống thiên tai. Huyện đang tập trung xây dựng các khu tái định cư (TĐC) để sớm di dời các hộ ở vùng nguy cơ sạt lở về nơi an toàn.


Sau gần 6 năm chuyển về nơi ở mới, người dân khu tái định cư xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đã ổn định cuộc sống.

Đà Bắc là huyện vùng cao với địa hình chủ yếu là đồi núi, vào mùa mưa, bão thường xuyên chịu ảnh hưởng của tình trạng sạt lở đất. Thực tế những năm qua, nhiều hộ dân phải di dời nhà cửa về nơi ở mới do sạt lở đất. Nánh Nghê là một trong những xã thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai trong mùa mưa, bão. Những năm qua, trên địa bàn xã có nhiều hộ buộc phải di dời đến nơi ở mới do sạt lở đất. Để đảm bảo an toàn, trên địa bàn xã được đầu tư xây dựng khu TĐC Bưa Cốc và xóm Nghê. Khu TĐC Bưa Cốc, từ năm 2018 đến nay có 68 hộ dân trên địa bàn xã chuyển về xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn, chưa thật sự ổn định. Hiện, khu TĐC này bị sạt lở phần taluy âm. Đặc biệt, nhiều năm qua, bà con thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. 

Đồng chí Đặng Minh Tấn, Chủ tịch UBND xã Nánh Nghê cho biết: Khu TĐC Bưa Cốc được xây dựng đã giúp các hộ có nguy cơ sạt lở cao được chuyển về nơi ở mới an toàn. Tuy nhiên, những năm qua, vào mùa mưa vẫn còn nhiều hộ ở các xóm trên địa bàn xã có nguy cơ cao về sạt lở đất. Trước thực tế đó, UBND huyện Đà Bắc đã tiến hành rà soát tổng thể và đầu tư thêm một khu TĐC trên địa bàn xã Nánh Nghê, đó là khu TĐC xóm Ruốc. Khu TĐC xóm Ruốc được xây dựng sẽ cơ bản bố trí được chỗ ở an toàn cho các hộ dân có nguy cơ sạt lở. Tuy vậy, cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ xây dựng cũng như quan tâm, đầu tư về nước sạch cho khu TĐC Bưa Cốc để bà con thực sự ổn định cuộc sống. 

Đồng chí Bùi Khắc Vinh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc cho biết: Từ đầu năm đến nay, huyện triển khai xây dựng khu TĐC tập trung Mường Chiềng tại xã Mường Chiềng. Theo kế hoạch, sẽ có 68 hộ dân được bố trí chỗ ở ổn định tại khu TĐC này. Hiện nay đã xây dựng xong phần cơ sở hạ tầng, như san nền, cấp điện sinh hoạt. Trong năm 2023 sẽ tiếp tục xây dựng các hạ tầng thiết yếu như công trình nhà văn hóa, hệ thống kè chống sạt lở và thoát nước thải, công trình đường khu TĐC, hệ thống cấp nước sinh hoạt. Khu TĐC Mường Chiềng có tổng mức đầu tư giai đoạn I và II hơn 36 tỷ đồng. 

Bên cạnh đó, huyện Đà Bắc thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư khu TĐC tập trung xóm Ruốc, xã Nánh Nghê. Khu TĐC này sau khi xây dựng dự kiến bố trí ổn định dân cư cho 50 hộ dân, tổng số vốn đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 là 40 tỷ đồng. Đồng chí Bùi Khắc Vinh cho biết thêm: Hiện nay, số hộ dân theo kế hoạch bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai vào các dự án di dân tập trung đã yên tâm sinh hoạt và sản xuất để nâng cao đời sống. Số hộ thuộc vùng thiên tai cao cần bố trí ổn định dân cư đã giảm dần theo từng năm. Tuy nhiên, các dự án thường kéo dài do phải thay đổi kế hoạch sử dụng đất; công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó là kinh phí hỗ trợ các hộ di chuyển nhà ở còn thấp, chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.

Kế hoạch năm 2024, huyện Đà Bắc dự kiến bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai cho 105 hộ, gồm: 50 hộ tại khu TĐC tập trung xóm Ruốc (xã Nánh Nghê); xen ghép 25 hộ tại khu di giãn dân xen ghép suối Tào, xóm Bao (xã Giáp Đắt) và ổn định tại chỗ cho 30 hộ dân cụm Rên, xóm Nhạp (xã Đồng Ruộng). Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các khu TĐC xen ghép và ổn định tại chỗ. Qua đó từng bước ổn định đời sống của người dân ở vùng thiên tai trên địa bàn huyện.



Viết Đào

Các tin khác


Xã Tuân Đạo: Quyết tâm cao trong công tác giảm nghèo bền vững

Theo đồng chí Bùi Hồng Diên, Chủ tịch UBND xã Tuân Đạo (Lạc Sơn), Tuân Đạo là xã thuộc vùng 135, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã quyết tâm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó tích cực thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, công tác giảm nghèo của xã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần.

Xã Hương Nhượng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Đời sống của người dân trên địa bàn xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) dựa vào nông nghiệp là chính. Để trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả, tác động đến công cuộc giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH, cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể xã chú trọng tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời quan tâm công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Huyện Cao Phong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) đã tạo sự chuyển biến toàn diện ở các xóm, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn huyện Cao Phong. Với việc thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), chính sách an sinh xã hội gắn với GNBV, trung bình mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 3,58%, cao hơn so với kế hoạch đề ra là 3%/năm.

Xã Yên Phú nâng cao thu nhập từ nông nghiệp

Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã Yên Phú (Lạc Sơn) ước đạt 52 triệu đồng, hộ nghèo giảm còn 7,55%, hộ cận nghèo 9%. Người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần giảm nghèo bền vững.

Xã Đa Phúc xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân

Tuy xuất phát điểm khó khăn nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân, xã Đa Phúc (Yên Thủy) đã gặt hái được thành công trong xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân.

Thị trấn Vụ Bản thiết thực hành động vì người nghèo

Mới đây, tại ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc khu dân cư phố Côm, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), Ủy ban MTTQ huyện đã phối hợp cấp ủy, chính quyền thị trấn bàn giao nhà ĐĐK cho hộ bà Bùi Thị Kiên và hộ ông Bùi Văn Thức thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Chương trình có ý nghĩa quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục