Nhiều năm nay, tỉnh tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị hỗ người nghèo tiếp cận, thụ hưởng các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững (GNBV). Thông qua lồng ghép các nguồn lực, diện mạo nông thôn, đời sống người nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh từng bước cải thiện.


Công tác giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được quan tâm. Ảnh chụp tại trường TH&THCS Hang Kia (Mai Châu). 

Hai xã Hang Kia và Pà Cò (Mai Châu) từng là địa bàn phức tạp về ma tuý, KT-XH còn nhiều khó khăn. Năm 2010, Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 03-ĐA/TU về củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN tại 2 xã (Đề án số 03). Qua hơn 10 năm thực hiện đã đạt những kết quả quan trọng. Tỉnh đang tiếp tục triển khai giai đoạn tiếp theo của đề án (Đề án số 09) để nâng cao đời sống đồng bào, gắn với đảm bảo QP-AN tại 2 xã.

Tỉnh đã tập trung chỉ đạo lồng ghép các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH, hỗ trợ người dân 2 xã phát triển sản xuất... Đến nay, hạ tầng giao thông, trường học, y tế, điện đã cơ bản đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển KT-XH. Trong đó, đưa vào khai thác tuyến đường Cun Pheo - Hang Kia, Pà Cò nối quốc lộ 6; xây dựng trường mầm non xã Pà Cò, cải tạo trường TH&THCS xã Hang Kia... Người dân được thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo xã Hang Kia giảm còn 29,43%, xã Pà Cò còn 32,03%.

Qua nửa chặng đường thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTNTQG) GNBV giai đoạn 2021-2025, tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Công tác giảm nghèo tiếp tục được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng và ưu tiên trong phát triển KT-XH của tỉnh. Tỉnh đã thực hiện hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh về hỗ trợ GNBV. Trong đó, tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tín dụng chính sách xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo; hỗ trợ tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân như chính sách hỗ trợ học phí, hỗ trợ mức đóng BHYT, tiền điện, hỗ trợ về nhà ở, nước sạch.

Đặc biệt, tỉnh đã huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho mục tiêu giảm nghèo, trong đó cùng với nguồn lực nhà nước cần tranh thủ vận động đa dạng các nguồn lực ngoài nhà nước; thực hiện phân công các cơ quan, đơn vị hỗ trợ, giúp đỡ các xã nghèo trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả. Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2021 (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025), tỷ lệ nghèo đa chiều toàn tỉnh là 26,14%. Trong đó, hộ nghèo 34.029 hộ, chiếm 15,49%; hộ cận nghèo 2.388 hộ, chiếm 10,65% số hộ toàn tỉnh. Đến năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 22,32%...

Mặc dù Chương trình GNBV đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng tỉnh vẫn còn huyện nghèo; mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản còn cao, nhất là số hộ nghèo còn lại đa phần thuộc nhóm đối tượng bảo trợ xã hội, bệnh hiểm nghèo, không có khả năng lao động, khó khăn trong giảm tỷ lệ hộ nghèo trong các năm kế tiếp.

Qua đo lường chỉ số về mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản, toàn tỉnh có trên 18.800 hộ nghèo thiếu việc làm; trên 19.000 hộ nghèo thiếu hụt chiều y tế; 4.130 hộ nghèo thiếu hụt về giáo dục; gần 16.700 hộ nghèo thiếu hụt về nhà ở; trên 18.500 hộ nghèo thiếu hụt về nước sạch, vệ sinh môi trường; gần 11.000 hộ nghèo thiếu hụt về tiếp cận thông tin.

Để phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 là 2,5% (từ 12,29% cuối năm 2022 xuống 9,79% cuối năm 2023), thời gian tới, tỉnh tiếp tục quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức về GNBV. Trong đó, tập trung triển khai thực hiện đồng bộ cơ chế, chính sách giảm nghèo, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình sinh kế, bảo đảm 100% hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo có nhu cầu, đủ điều kiện được vay vốn tín dụng ưu đãi; 100% người thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế. Triển khai thực hiện hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình GNBV năm 2023. Rà soát, phân loại hộ nghèo, cận nghèo bảo đảm chính xác, công bằng, không bỏ sót đối tượng. Phân cấp, trao quyền, tạo sự chủ động cho cơ sở, đảm bảo nâng cao hiệu quả nguồn lực đầu tư, ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho địa bàn đặc biệt khó khăn.

Trong tổ chức thực hiện đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện ở các cấp, ngành. Thực hiện hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh về hỗ trợ GNBV trên địa bàn tỉnh. Huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo. 

Hương Lan

Các tin khác


Xã Tuân Đạo: Quyết tâm cao trong công tác giảm nghèo bền vững

Theo đồng chí Bùi Hồng Diên, Chủ tịch UBND xã Tuân Đạo (Lạc Sơn), Tuân Đạo là xã thuộc vùng 135, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã quyết tâm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó tích cực thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, công tác giảm nghèo của xã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần.

Xã Hương Nhượng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Đời sống của người dân trên địa bàn xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) dựa vào nông nghiệp là chính. Để trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả, tác động đến công cuộc giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH, cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể xã chú trọng tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời quan tâm công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Huyện Cao Phong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) đã tạo sự chuyển biến toàn diện ở các xóm, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn huyện Cao Phong. Với việc thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), chính sách an sinh xã hội gắn với GNBV, trung bình mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 3,58%, cao hơn so với kế hoạch đề ra là 3%/năm.

Xã Yên Phú nâng cao thu nhập từ nông nghiệp

Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã Yên Phú (Lạc Sơn) ước đạt 52 triệu đồng, hộ nghèo giảm còn 7,55%, hộ cận nghèo 9%. Người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần giảm nghèo bền vững.

Xã Đa Phúc xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân

Tuy xuất phát điểm khó khăn nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân, xã Đa Phúc (Yên Thủy) đã gặt hái được thành công trong xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân.

Thị trấn Vụ Bản thiết thực hành động vì người nghèo

Mới đây, tại ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc khu dân cư phố Côm, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), Ủy ban MTTQ huyện đã phối hợp cấp ủy, chính quyền thị trấn bàn giao nhà ĐĐK cho hộ bà Bùi Thị Kiên và hộ ông Bùi Văn Thức thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Chương trình có ý nghĩa quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục