Trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, tiểu dự án "Giảm nghèo về thông tin” thuộc Dự án 6 "Truyền thông và giảm nghèo về thông tin” được giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện. Với tổng kinh phí phân bổ 4.164 triệu đồng, chương trình phát huy hiệu quả tích cực tại các địa bàn được hưởng lợi.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, tiểu dự án "Giảm nghèo về thông tin” được triển khai tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (xã khu vực III) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Bám sát định hướng chỉ đạo, chủ đầu tư đã ưu tiên bố trí vốn để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, phù hợp với các mục tiêu quan trọng của chương trình. Theo đó, nguồn vốn được tập trung hỗ trợ các xã, thôn khó khăn nhất, giải quyết các vấn đề cấp bách nhất, bám sát 3 nội dung cốt lõi là: nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông; cung cấp dịch vụ thông tin công cộng tại các điểm cung cấp dịch bưu chính công cộng phục vụ tiếp cận thông tin của nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn; tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động thông tin cơ sở.

Sau 4 năm thực hiện, công tác giảm nghèo về thông tin đã được triển khai hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vùng đặc biệt khó khăn. Trong đó, nổi bật là việc hoàn thành sớm mục tiêu hỗ trợ duy trì, vận hành hiệu quả 51 điểm cung cấp dịch vụ thông tin công cộng, phục vụ thiết thực nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân.

K.A


Các tin khác


Người dân xã Đú Sáng thoát nghèo nhờ vốn chính sách

Những năm qua, nhờ sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều hộ dân trên địa bàn xã Đú Sáng (Kim Bôi) thoát nghèo bền vững. Hiện nay, vốn vay ưu đãi tiếp tục đồng hành cùng người dân trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Huyện Đà Bắc - hiệu quả từ chính sách giảm nghèo bền vững

Những năm gần đây, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn huyện Đà Bắc tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành. Từ đó tạo sự lan toả, đồng thuận, hưởng ứng tích cực của người dân.

Trên 111 tỷ đồng hỗ trợ đa dạng sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Báo cáo Tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; đề xuất Chương trình giai đoạn 2026 - 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Theo báo cáo đánh giá, trong giai đoạn 2022 - 2024, tổng nguồn vốn thực hiện Dự án 2 về hỗ trợ đa dạng sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh là 111,154 tỷ đồng.

Xã Tây Phong: Đời sống người dân cải thiện nhờ xuất khẩu lao động

Xã Tây Phong (Cao Phong) có đồng bào dân tộc Mường, Kinh, Dao cùng sinh sống, nguồn thu nhập chính của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã góp phần mang lại thu nhập cao cho nhiều gia đình, mở ra hướng thoát nghèo, làm giàu chính đáng cho người dân.

Huyện Mai Châu huy động nguồn lực giảm nghèo bền vững

Giảm nghèo, hạn chế tái nghèo là mục tiêu quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững. Tại huyện vùng cao Mai Châu, chương trình tập trung tạo mọi điều kiện để hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm, từng bước nâng cao thu nhập.

Tăng nguồn lực hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số xã Kim Bôi thoát nghèo

Cuộc sống của hộ dân xóm Cóc Lẫm, xã Kim Bôi (Kim Bôi) còn nhiều khó khăn, kinh tế nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo. Theo anh Quách Văn Hợp, Trưởng xóm Cóc Lẫm, xóm có 201 hộ, dân tộc Mường chiếm 98%. Trong tháng 11 vừa qua, 30 hộ hoàn cảnh khó khăn của xóm được hỗ trợ gà giống và thức ăn chăn nuôi từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Hộ tham gia mô hình được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi. Với sự tiếp sức này, hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, tạo động lực vươn lên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục