Thất thủ tại Tu Vũ đã gây cho đội quân viễn chinh Pháp nỗi kinh hoàng lớn nhất kể từ khi bắt đầu cuộc chiến. Chiến thắng đó đã mở đầu cho những chiến thắng liên tiếp của quân và dân ta trong chiến dịch Hòa Bình, tạo đà cho chiến thắng Điện Biên Phủ sau này...


Tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan tại xã Bình Thanh (Cao Phong) trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng.

Sau thất bại ở chiến dịch Biên giới Thu Đông năm 1950, tiếp đó lại bị đánh mạnh ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ đã buộc quân Pháp lâm vào thế phòng ngự bị động. Trước tình hình đó, cuối tháng 10/1951, bộ máy chiến tranh của Pháp ở Đông Dương đã chọn Hòa Bình là địa bàn cần phải đánh chiếm. Bởi đây là địa bàn có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với quân ta, là một nút giao thông thủy - bộ nối liền Việt Bắc với đồng bằng và miền Trung. Đánh chiếm Hòa Bình, quân Pháp sẽ cắt rời Việt Bắc với đồng bằng và miền Trung, là bàn đạp để Pháp tiến đánh vùng tự do Liên khu 4 của ta.

Thực hiện ý đồ đó, ngày 10/11/1951, Pháp đưa 12 tiểu đoàn bộ binh và 5 cụm pháo binh đánh chiếm Chợ Bến nhằm cắt đường di chuyển của bộ đội ta từ Việt Bắc xuống đồng bằng. Tiếp đó, ngày 14/11/1951, Pháp sử dụng 16 tiểu đoàn, 8 cụm pháo binh, 2 tiểu đoàn công binh, 2 đại đội xe tăng cùng với không quân tiến chiếm Hòa Bình mà không vấp phải bất kỳ sự kháng cự nào. Sau khi chiếm đóng Hòa Bình và để chuẩn bị "tiếp đón” bộ đội chủ lực của ta, quân Pháp xây dựng hệ thống 28 cứ điểm phòng ngự mạnh dọc đường 6 và dọc sông Đà. Ở mỗi cứ điểm bố trí từ 1 - 2 đại đội. Những vị trí quan trọng bố trí đến 3 đại đội bộ binh với sự hỗ trợ của xe tăng, pháo binh.

Trước tình hình đó, ngày 24/11/1951, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Hòa Bình. Căn cứ vào thực tế bố trí cứ điểm phòng tuyến của địch, ngày 1/12/1951, Tổng Quân ủy đã thông qua kế hoạch tác chiến.

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952. Đây là chiến dịch tiến công lớn nhất của quân ta kể từ khi toàn quốc kháng chiến. Cuộc chiến chủ yếu diễn ra tại khu vực thị xã Hòa Bình, dọc tuyến sông Đà và trên tuyến đường 6. Trong những trận đánh, dù được pháo binh, máy bay và xe tăng yểm trợ nhưng quân Pháp vẫn bất lực trước một đội quân thua kém về số lượng và trang bị vũ khí. Tại đây, 3 đại đoàn chủ lực của ta trực tiếp đương đầu với lực lượng cơ động của địch trong khoảng từ 13 - 19 tiểu đoàn. Chưa khi nào trên chiến trường Đông Dương, Pháp tập trung một số lượng lớn quân với nhiều phương tiện chiến tranh lớn đến như vậy vào một trận đánh. Pháp cũng đã đưa tới đây những sĩ quan chỉ huy giỏi nhất và xây dựng các công trình phòng ngự kiên cố, được hỗ trợ bởi một hệ thống hỏa lực bảo vệ cực mạnh. Trong khi đó, về phía ta không có một công trình phòng ngự nào. Nhưng qua 20 ngày chiến đấu (từ 10 - 31/12/1951) đã tiêu diệt được một bộ phận lớn quân địch. Đường tiếp tế trên sông Đà của địch bị tê liệt. Đường số 6 bị cắt. Quân Pháp hoàn toàn chuyển sang thế phòng ngự bị động. Cả thị xã Hòa Bình ở thế bị bao vây. Toàn bộ quân địch ở thị xã Hòa Bình phải ăn ngủ dưới hầm trong điều kiện chật chội, thiếu thốn và bẩn thỉu.

Để tránh nguy cơ bị tiêu diệt, ngày 23/2/1952, địch buộc phải rút chạy, thị xã Hòa Bình được giải phóng. Trên đường rút chạy, quân Pháp tiếp tục bị bộ đội địa phương, du kích truy kích gây tổn thất nặng nề và phải mất 2 ngày chúng mới vượt qua chặng đường 40km từ thị xã Hòa Bình về Xuân Mai.

Tổng kết chiến dịch, ta đã tiêu diệt trên 6.000 quân địch, phá hủy 156 xe cơ giới, bắn chìm 17 tàu chiến, ca nô, phá hủy 12 khẩu đại bác... giải phóng vùng đất rộng trên 1.000 km2 với hơn 20 nghìn dân. Trong đó có những trận đánh điển hình như trận cầu Dụ ngày 12/12/1951, trong vòng 20 phút ta đã tiêu diệt 34 xe cơ giới cùng hàng trăm tên địch; trận đánh địch tại dốc Kẽm ngày 11/12/1951 ta tiêu diệt gần 2 trung đội địch, phá hủy 11 xe cơ giới; trận phục kích đánh địch ở Giang Mỗ ngày 7/2/1952 ta tiêu diệt 200 tên địch, phá hủy 10 xe cơ giới, trong đó có cả xe tăng. Trong trận này, nổi lên là gương chiến đấu anh dũng của Anh hùng Cù Chính Lan dùng lựu đạn tiêu diệt xe tăng địch...

Khi nghiên cứu về chiến tranh của quân Pháp ở Đông Dương, nhà sử học Bernard Fall cho rằng: Chiến dịch Hòa Bình đối với quân Pháp tổn thất về sinh mạng và trang bị nhiều không kém gì chiến dịch Biên giới và chiến dịch Điện Biên Phủ sau này. Còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: Chiến dịch giải phóng Hòa Bình chính là cuộc tập dượt lớn của bộ đội ta cho trận Điện Biên Phủ sau này. Nếu không có chiến dịch Hòa Bình thì sẽ không có chiến thắng ở Hồng Cúm, Him Lam, Độc Lập...

Mạnh Hùng


Các tin khác


Ngày 12/4/1954: Chiếc máy bay thứ 50 của địch bị bắn rơi tại Điện Biên Phủ

Ngày 12/4/1954, hồi 11 giờ 40 phút, chiếc máy bay thứ 50 của địch bị bắn rơi tại Điện Biên Phủ. Đó là một "pháo đài bay” ném bom 4 động cơ B.24, với tổ bay 9 người, lần đầu bị hạ trên chiến trường Việt Nam.

Thành công xuất sắc trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng

Thắng lợi của chiến cuộc Ðông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là trận quyết chiến chiến lược Ðiện Biên Phủ bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Ðảng giữ vai trò quyết định.

56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ:Ngày 11/4/1954: Bắt đầu đợt 2 trận đánh tiêu diệt đồi C1

Đồi C1 là cao điểm phía Đông, một trong những hướng phòng ngự chủ yếu của thực dân Pháp để bảo vệ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống lịch sử

Với công trình văn hóa có kiến trúc độc đáo, hệ thống trưng bày được nâng cấp, hiện đại hóa, cùng bức tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” - bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trở thành điểm đến hấp dẫn khó bỏ qua trong hành trình trở lại chiến trường xưa, khám phá xứ sở hoa ban. Càng gần đến Ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các đoàn tham quan, lượng khách ghé thăm bảo tàng ngày càng tăng

Trưng bày chuyên đề “Quân dân tỉnh Hòa Bình với chiến thắng Điện Biên Phủ”

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng tỉnh Hoà Bình tổ chức trưng bày triển lãm chuyên đề "Quân dân tỉnh Hòa Bình với chiến thắng Điện Biên Phủ” tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Khánh thành Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong”

Ngày 8/4, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng và tỉnh Phú Thọ tổ chức khánh thành Bức phù điêu "Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong” tại khu vực ngã 5 đền Giếng - Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục