(HBĐT) - Hỏi: Mục tiêu của chủ trương tiếp tục thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới là gì?

 

Trả lời: Thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc  tế giữ vững ổn định chính trị - xã hội nhằm tăng cường khả năng tự chủ của nền kinh tế, mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

 

Hỏi: Quan điểm chỉ đạo của Đảng về chủ trương tiếp tục thực hiện hội nhập kinh tế quốc  tế thời gian tới là gì?

 

Trả lời: Quan điểm chỉ đạo của Đảng về chủ trương tiếp tục thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới là kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc là định hướng chiến lược lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vận dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn, nhất là mối quan hệ giữa tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

 

Hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân; doanh nhân, doanh nghiệp, đội ngũ trí thức là lực lượng đi đầu. Nhà nước cần tập trung khuyến khích, tạo điều kiện cho sự phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam, nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế. Đảm bảo đồng bộ giữa đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Đẩy mạnh việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách; chủ động xử lý các vấn đề nảy sinh; giám sát chặt chẽ và quản lý hiệu quả quá trình thực hiện cam kết trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; nhất là trong lĩnh vực,  vấn đề liên quan đến ổn định CT-XH.

 

Bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức CT-XH, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường sức mạnh  của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tiến trình hội nhập quốc tế. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức CT-XH, đặc biệt là công đoàn phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. 

 

Hỏi: Chủ trương, chính sách của Đảng nhằm tiếp tục thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới như thế nào?.

 

Trả lời: Chủ trương, chính sách của Đảng nhằm tiếp tục thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới là:

 

- Xử lý thoả đáng mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền kinh tế có khả năng tự chủ cao, ứng phó được với những biến động kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh kinh tế.

 

- Thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, coi đây vừa là tiền đề, vừa là hệ quả của hội nhập kinh tế quốc tế, là giải pháp có tính quyết định để nâng cao nội lực nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế mới, đảm bảo nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Xác định gia tăng xuất khẩu, số lượng và chất lượng thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế là các tiêu chí kinh tế trực tiếp để đánh giá kết quả hội nhập quốc tế về kinh tế.

 

- Tiếp tục thực hiện ba đột phá chiến lược, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển nhanh và bền vững; thực hiện có hiệu quả tiến trình hội  nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị trong tình hình mới và thực thi các cam kết quốc tế. Tập trung nghiên cứu và thực hiện các giải pháp mới có hiệu quả để phát huy sức mạnh tổng hợp và sự sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân; huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển.

 

- Trong 5-10 năm tới, tập trung khai thác hiệu quả các cam kết quốc tế, xây dựng các cơ chế, chính sách phòng vệ thương mại, phòng ngừa và giải quyết tranh chấp quốc tế; có chính sách phù hợp hỗ trợ các lĩnh vực có năng lực cạnh tranh thấp vươn lên; tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ, trình độ pháp luật quốc tế, xây dựng hàng rào kỹ thuật, biện pháp phòng vệ chủ động phù hợp.

 

 

                                                                         Đức Phượng (TH)

 

Các tin khác


Tăng cường hợp tác địa phương Việt Nam - Hoa Kỳ về xuất khẩu, phát triển xanh và bền vững

Sáng 24/4 (giờ địa phương), đoàn công tác tỉnh Hòa Bình do đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn cùng đoàn công tác các tỉnh bạn tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada đã đến thăm và có buổi làm việc với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston. Tiếp đón đoàn công tác có đồng chí Hoàng Thùy Dương, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston và cán bộ, nhân viên của Tổng Lãnh sự quán.

Tổng kết 5 năm thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; Sơ kết 1 năm phân công lãnh đạo theo dõi xã, phường, thị trấn

Ngày 24/4, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, (CB,ĐV) trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh (Quy định số 34) và sơ kết 1 năm thực hiện Quy định số 26-QĐ/TU, ngày 14/12/2022 của BTV Tỉnh ủy về cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh theo dõi các xã, phường, thị trấn (Quy định số 26). 

Hòa Bình cần phát triển các ngành động lực để thúc đẩy tăng trưởng

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 179/TB-VPCP ngày 23/4/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình.

Đoàn công tác tỉnh Hòa Bình thăm và làm việc với Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc

Sáng 22/4 (theo giờ địa phương), đoàn công tác của tỉnh Hoà Bình tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada do Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao tổ chức đã bắt đầu các buổi làm việc tại thành phố New York (Hoa Kỳ). Cùng tham gia chương trình này còn có các tỉnh: Yên Bái, Hà Nam, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế và Gia Lai.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai làm việc với lãnh đạo tỉnh

Chiều 22/4, Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai và Quỹ Công tác xã hội Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Trọng Bình đã làm việc với lãnh đạo tỉnh về công tác vận động, hỗ trợ của quỹ. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch danh dự Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai; Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai. Làm việc với đoàn công tác có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục