(HBĐT) - Sáng 26/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường; nghe Tờ trình dự án Luật Thanh tra (sửa đổi); Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thanh tra (sửa đổi); Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cảnh sát cơ động.


Toàn cảnh phiên họp tại hội trường ngày 26/5.

Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cảnh sát cơ động. Tại phiên thảo luận có 21 đại biểu phát biểu, 1 ý kiến đại biểu tranh luận; trong đó, đa số ý kiến đại biểu thống nhất với nhiều nội dung của báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cảnh sát cơ động và cho rằng, dự thảo Luật trình Quốc hội lần này đã được tiếp thu, chỉnh lý nhiều nội dung theo ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2, các chuyên gia, nhà khoa học và Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH). Bên cạnh đó, để tiếp tục góp phần hoàn thiện dự thảo Luật, các đại biểu đã tập trung cho ý kiến về một số nội dung cụ thể. 
 
Buổi chiều,Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy,Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu thảo luận.

Tham gia đóng góp ý kiến về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), các ĐBQH cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Thanh tra năm 2010 và hoàn thiện chính sách, pháp luật về thanh tra. Đại biểu Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy,Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình cho rằng, dự thảo Luật tuy đã đề cập đến các vấn đề bất cập hiện nay của công tác thanh tra nhưng còn một số nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Điển hình như, về việc xử lý chồng chéo giữa hoạt động thanh tra và kiểm toán, dự thảo Luật chưa giải quyết được vấn đề về số lượng các cuộc thanh tra, kiểm toán chồng chéo trên cùng một đối tượng thanh tra. Do đó, đề nghị dự thảo Luật bổ sung quy định đối tượng thanh tra phải chịu bao nhiêu cuộc thanh tra trong năm. Về thời hạn thanh tra, đề nghị dự thảo Luật quy định cụ thể về thời hạn từ khi công bố quyết định thanh tra đến khi ban hành kết luận thanh tra, để khắc phục tình trạng không ban hành được kết luận thanh tra. Đồng thời, dự thảo Luật cần quy định rõ về thời hạn khắc phục kết luận thanh tra, để đảm bảo việc thi thành kết luận thanh tra được tuân thủ nghiêm minh. 

Đồng quan điểm về việc xử lý chồng chéo giữa hoạt động thanh tra và kiểm toán, đại biểu Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình cho rằng, dự thảo Luật mới chỉ đang quy định về việc xử lý chồng chéo trong một thời điểm cụ thể. Đại biểu đề nghị dự thảo Luật bổ sung quy định việc xử lý chồng chéo giữa thanh tra và kiểm toán trong trường hợp cơ quan thanh tra đã ban hành kết luận thanh tra với cùng một đối tượng thanh tra.


Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh phát biểu thảo luận.

Góp ý vào dự thảo Luật Thanh tra, đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Hòa Bình đồng tình với việc duy trì hệ thống cơ quan thanh tra như hiện nay, đặc biệt về Thanh tra huyện. Đại biểu cho rằng, cơ quan thanh tra cấp huyện ngoài việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra còn thực hiện các nhiệm vụ khác như giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, do vậy, hoạt động của Thanh tra huyện là cần thiết nhằm đảm bảo các công tác trên được tiến hành ngay từ cấp cơ sở.

Liên quan đến việc thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, đại biểu Đặng Bích Ngọc cho rằng việc thành lập các cơ quan thanh tra này là cần thiết để đáp ứng yêu cầu thực tế công tác thanh tra hiện nay. Tuy nhiên, đề nghị quy định tiêu chí thành lập các cơ quan Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ để đảm bảo không tăng biên chế, tinh gọn bộ máy. Đối với nội dung về Thanh tra sở, đại biểu băn khoăn về thực trạng bố trí biên chế Thanh tra sở hiện nay chưa thống nhất. Đại biểu đề nghị dự thảo Luật ngoài quy định về Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên cần quy định về công chức khác trong hệ thống cơ quan thanh tra.

Đối với dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), các đại biểu cho rằng, dự thảo Luật cần quy định cụ thể các vấn đề: Hệ thống y tế cơ sở, xây dựng hành lang pháp lý cho đội ngũ y tế gia đình, khám chữa bệnh trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Tham gia ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề nghị rà soát, quy định chi tiết, chặt chẽ các nội dung về quản lý ngân sách trong xây dựng chính sách của Nhà nước về khám, chữa bệnh; giá dịch vụ khám, chữa bệnh; xã hội hóa công tác khám bệnh, chữa bệnh; quỹ hỗ trợ khám, chữa bệnh đảm bảo thống nhất và khả thi trong thực tế.  

 

Ngô Hường
(Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh)

Các tin khác


Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp

Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sébastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 5/5/2024, Cầu truyền hình đặc biệt "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện tại 5 điểm cầu, trong đó sân khấu chính là Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên đồi D1, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên; 4 điểm cầu còn lại gồm: Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Quảng trường Lam Sơn (TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Nhà rông Kon Klor (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) và Khu di tích Cột cờ Thủ Ngữ (Quận 1, TP Hồ Chí Minh).

Tây Ninh công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 5.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra

Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ

Sáng 3/5, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành (BCH) T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng T.Ư; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành; Thường trực các Huyện ủy, Thành ủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục