(HBĐT) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026, chiều 14/7, các đại biểu bước sang phiên thảo luận tại tổ về các nội dung được trình tại kỳ họp. Các đại biểu HĐND đã chia thành 6 tổ để xem xét cho ý kiến vào các nội dung của UBND tỉnh và các ngành trình tại Kỳ họp. Với trách nhiệm của mình, các đại biểu đã thẳng thắn trao đổi, thảo luận nhiều nội dung quan trọng trình bày tại kỳ họp lần này, cùng nhiều vấn đề xã hội mà cử tri quan tâm.


Tổ đại biểu thành phồ Hoà Bình thảo luận các nội dung trình tại Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khoá XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Thảo luận tại tổ, hầu hết đại biểu bày tỏ đồng tình, nhất trí cao với báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm cùng các dự thảo báo cáo, tờ trình. Các đại biểu cũng thống nhất kinh tế 6 tháng đầu năm của tỉnh đang có đà phục hồi. Trong đó, nhiều chỉ tiêu kinh tế có tăng trưởng so với cùng.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng CRDP đạt 9% trong năm 2022, thu ngân sách đạt hơn 6 nghìn tỷ đồng, các đại biểu cho rằng cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương để thực hiện các chỉ tiêu ngay trong những ngày đầu quý III. Cụ thể đại biểu Nguyễn Văn Toàn, Tổ đại biểu huyện Đà Bắc cho rằng: Quyết liệt chỉ đạo các giải pháp thúc đẩy KT-XH năm 2022, UBND tỉnh cũng đã tính đến các kịch bản và các giải pháp tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế, trong đó tiếp tục tập trung trung vào 4 đột phá chiến lược như Nghị quyết BCH Đảng bộ tỉnh đã đề ra. Cụ thể, đại biểu cho rằng cần làm tốt công tác quy hoạch và tập trung vào các dự án trọng điểm giao thông kết nối vùng, phát triển các vùng kinh tế động lực, các giải pháp thu ngân sách từ đất… tất cả các giải pháp này đòi hỏi các ngành phải có sự chỉ đạo quyết liệt, đột phá hơn nữa của các ngành chức năng trong những tháng cuối năm.

Cũng quan tâm đến những giải pháp nhằm thực hiện các chỉ tiêu KT-XH năm 2022, đại biểu Quách Đình Minh, Tổ đại biểu huyện Lương Sơn đề nghị: UBND tỉnh cần thẳng thắn làm rõ nguyên nhân chỉ số PCI giảm sâu so với năm trước, nguyên nhân chủ quan. Trong đó, cần làm rõ vai trò trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính đầu tư, đạo đức công vụ…

Đối với các vấn đề nhóm văn hoá – xã hội, các đại biểu đánh giá hiện nay tỷ lệ tham gia BHYT của tỉnh thấp, chưa đạt so với kế hoạch. Nguyên nhân của thực trạng này là do nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã ra khỏi vùng khó khăn, chính sách hỗ trợ cho đối tượng khu vực này không còn điều này đã làm kéo giảm tỷ lệ bao phủ tỷ BHYT chung của tỉnh.

Trong phiên làm việc chiều, các đại biểu cũng đã thảo luận, làm rõ một số nội dung liên quan đến các tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình tại Kỳ họp. Trong đó, các đại biểu đặc biệt quan tâm đến dự thảo Nghị quyết về Quy định mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2022-2023; quy định khung về cơ chế thu, quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2022-2023. Các đại biểu đều nhất trí cho rằng nên giữ nguyên học phí so với năm trước. Thảo luận về các dự thảo Nghị quyết này, đại biểu Nguyễn Đức Thuận, đại biểu thành phố Hòa Bình nêu ý kiến: Dự thảo Nghị quyết cần chi tiết hơn các dịch vụ được thu đối với các trường công lập và ngoài công lập trên địa bàn để đảm bảo tính công khai, minh bạch và tránh lạm thu trong các nhà trường.

Đối với chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh các đại biểu cơ bản nhất trí với các dự thảo Nghị quyết. Tuy nhiên, nhiều đại biểu quan ngại về năng lực tài chính của các chủ đầu tư thực hiện dự án. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh phải thẩm tra, rà soát, thẩm định kỹ năng lực của các chủ đầu tư dự án, tránh trường hợp doanh nghiệp xin chủ trương chuyển đổi rừng để làm dự án nhưng không triển khai, chủ yếu ôm đất, bán dự án gây lãng phí tài nguyên đất và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.

Bên cạnh những nội dung trọng điểm được các đại biểu tập trung thảo luận sâu, nhiều đại biểu kiến nghị UBND tỉnh cần đổi mới báo cáo giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Qua báo cáo cần thể hiện rõ tỷ lệ giải quyết kiến nghị của cử tri đạt bao nhiêu phần trăm trong tổng số kiến nghị và với những ý kiến, kiến nghị chưa giải quyết cần có lộ trình, thời hạn cụ thể để giải quyết cho Nhân dân.

Theo báo cáo của Văn phòng HĐND tỉnh, phiên thảo luận tổ đã có gần 30 ý kiến xung quanh các nội dung trình tại Kỳ họp. Phiên thảo luận tại tổ đã diễn ra sôi nổi, thẳng thắn, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của các đại biểu trước cử tri và Nhân dân.

Sáng mai (15/7), Kỳ họp sẽ tiếp tục chương trình với phiên thảo luận tại Hội trường, phiên chất vấn và trả lời chất vấn, giải trình và biểu quyết thông qua các Nghị quyết và bế mạc Kỳ họp.


Đ.H

Các tin khác


Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp

Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sébastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 5/5/2024, Cầu truyền hình đặc biệt "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện tại 5 điểm cầu, trong đó sân khấu chính là Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên đồi D1, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên; 4 điểm cầu còn lại gồm: Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Quảng trường Lam Sơn (TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Nhà rông Kon Klor (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) và Khu di tích Cột cờ Thủ Ngữ (Quận 1, TP Hồ Chí Minh).

Tây Ninh công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 5.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra

Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ

Sáng 3/5, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành (BCH) T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng T.Ư; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành; Thường trực các Huyện ủy, Thành ủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục