(HBĐT) - Năm 2022, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh ước đạt 6.410 tỷ đồng, bằng 164% dự toán Thủ tướng Chính phủ (TTCP) giao và bằng 100% Nghị quyết HĐND tỉnh, tăng 14% so với năm trước. Trong đó, thu nội địa 6.095 tỷ đồng, bằng 170% dự toán TTCP giao và bằng 100% Nghị quyết HĐND tỉnh (riêng thu tiền sử dụng đất ước đạt 3.100 tỷ đồng, tăng 62% so với năm trước); thu xuất nhập khẩu 315 tỷ đồng, bằng 258% dự toán TTCP giao và bằng 100% Nghị quyết HĐND tỉnh.


Công ty TNHH Dệt kim Hoà Bình Koyuseni - khu công nghiệp bờ trái Sông Đà (TP Hoà Bình) đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách.  

Nhiều mặt thuận lợi

Một trong những thuận lợi trong thu NSNN của tỉnh là ngay từ đầu năm, công tác này đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố; sự nỗ lực vượt qua khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã tham mưu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh trình BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 23-CT/TU, ngày 30/3/2022 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu và quản lý thu NSNN năm 2022 nhằm huy động hệ thống chính trị thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu NSNN, đáp ứng nguồn lực để triển khai các nhiệm vụ chi trong dự toán năm 2022; báo cáo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh trình BTV Tỉnh uỷ ban hành Quyết định số 698-QĐ/TU, ngày 31/10/2022 về thành lập Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Hoà Bình nhằm đôn đốc tiến độ, giải quyết khó khăn, vướng mắc để sớm đưa các dự án vào hoạt động, mang lại hiệu quả KT-XH, đồng thời phát sinh các nguồn thu mới.

Ban Chỉ đạo đôn đốc thu, nộp ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện thường xuyên nắm tình hình, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ, đôn đốc việc thực hiện thu, nộp NSNN và kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự toán thu năm 2022.

Những khó khăn ảnh hưởng thu ngân sách Nhà nước

Đánh giá về những khó khăn chính ảnh hưởng đến thu NSNN trên địa bàn trong năm 2022, theo ngành Thuế, trong những tháng đầu năm, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân, từ đó ảnh hưởng đến thu, nộp NSNN.

Ngoài ra, tiến độ thu tiền sử dụng đất chậm so với kế hoạch, trong đó có nguyên nhân chủ quan trong công tác lập hồ sơ phê duyệt, trình tự, thủ tục theo quy định của một số địa phương, cùng với đó là thị trường bất động sản khá trầm lắng, năng lực tài chính của một số nhà đầu tư hạn chế.

Thống kê cũng cho thấy, tổng số tiền thuế giảm thu do cơ chế, chính sách 10 tháng năm 2022 khoảng 333,5 tỷ đồng, riêng Công ty Thủy điện Hoà Bình giảm khoảng 83 tỷ đồng, ước cả năm giảm thu do cơ chế, chính sách khoảng 360 tỷ đồng.

Thống kê sản lượng sản xuất điện của Công ty thuỷ điện Hòa Bình ước thực hiện năm 2022 đạt 8,8 tỷ kWh, giảm 0,6 tỷ kWh so với dự toán giao HĐND tỉnh giao, tương đương số giảm thu khoảng 60 tỷ đồng. Cùng với đó, dự kiến khoản thu 205 tỷ đồng từ đấu giá tiền thuê đất tại số 812, đường Cù Chính Lan (TP Hoà Bình) không thực hiện được do đã tổ chức đấu giá 2 lần không thành. Hiện nay, Sở NN&PTNT phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện các thủ tục để trình phê duyệt lại giá khởi điểm. Như vậy, tổng các khoản giảm thu trong năm 2022 ước khoảng 625 tỷ đồng.

Ngoài ra, ý thức chấp hành chính sách, pháp luật về thuế của một số tổ chức, cá nhân còn hạn chế; công tác quản lý, thu hồi nợ thuế chuyển biến chậm, cùng với ảnh hưởng của dịch Covid-19, nợ thuế do ngành Thuế quản lý trong thời gian gần đây có xu hướng tăng. Tổng số tiền thuế nợ tính đến ngày 30/9/2022 là 1.666,3 tỷ đồng, tăng 1.073,8 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2021, chiếm 27% dự toán HĐND tỉnh giao, trong đó, nợ tiền sử dụng đất 1.208,1 tỷ đồng, tiền chậm nộp 185,8 tỷ đồng. Về vấn đề này, cơ quan Thuế đã thực hiện cưỡng chế nợ thuế theo quy định; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để đôn đốc thu nộp nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện nộp tiền nợ thuế vào NSNN.

Theo đánh giá của UBND tỉnh, đối với kết cấu hạ tầng  KT-XH cũng như việc thu hút các nhà đầu tư đã có nhiều chuyển biến, tuy nhiên vẫn còn chậm. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án gặp nhiều khó khăn, tiến độ các dự án tái định cư chậm.

Nhiều giải pháp tăng cường thu ngân sách Nhà nước năm 2023

Trong dự toán thu NSNN năm 2023 của tỉnh được TTCP giao là 5.305 tỷ đồng, trong đó, thu nội địa 4.920 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu 385 tỷ đồng. Trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2021, đánh giá ước thực hiện năm 2022, căn cứ vào các chế độ, chính sách thu trong năm 2023, dự báo tình hình phát triển KT-XH trong thời gian tới, có tính đến các dự án quan trọng đang triển khai trên địa bàn, UBND tỉnh xây dựng dự toán thu NSNN năm 2023 là 7.285 tỷ đồng, tăng 37% so với dự toán TTCP giao, tương đương với số tuyệt đối tăng 1.980 tỷ đồng, bằng 114% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao và ước thực hiện năm 2022.

Theo Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Vũ Hồng Long, để hoàn thành dự toán thu, chi ngân sách năm 2023, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó có những giải pháp trọng tâm như tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 31/5/2021 của BTV Tỉnh ủy về tạo nguồn thu và tăng cường quản lý thu NSNN trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025... 

Ngành Thuế tập trung tuyên truyền, thực hiện đúng quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, thực hiện thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN, quản lý có hiệu quả các nguồn thu mới phát sinh. Tiếp tục triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế, đẩy mạnh điện tử hóa quản lý thuế, đảm bảo việc thu nộp thuế được thực hiện mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện, thực hiện nhanh chóng; xây dựng kế hoạch phân công cụ thể lãnh đạo, cán bộ theo dõi, đôn đốc kịp thời để thu hồi nợ thuế. Kiểm soát chặt chẽ số hoàn thuế giá trị gia tăng, đảm bảo hoàn thuế đúng đối tượng, theo đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác lập quy hoạch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, rà soát các quy hoạch chung vùng huyện, quy hoạch khu du lịch quốc gia hồ Hoà Bình, các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết để tháo gỡ khó khăn, thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ các dự án...
 

Hồng Trung

Các tin khác


Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”

Tối 6/5, Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” diễn ra đầy ý nghĩa và hào hùng tại Quảng trường 7/5 (TP. Điện Biên Phủ). Đồng thời chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam).

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp

Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sébastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 5/5/2024, Cầu truyền hình đặc biệt "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện tại 5 điểm cầu, trong đó sân khấu chính là Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên đồi D1, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên; 4 điểm cầu còn lại gồm: Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Quảng trường Lam Sơn (TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Nhà rông Kon Klor (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) và Khu di tích Cột cờ Thủ Ngữ (Quận 1, TP Hồ Chí Minh).

Tây Ninh công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 5.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra

Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục