Sau phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, cuối buổi sáng 5/5 Quốc hội đã thảo luận ở tổ về: Đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.


Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang phát biểu.

Phát biểu thảo luận tại tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết: Việc sửa đổi Hiến pháp lần này đã được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương thảo luận rất kỹ, để phục vụ cho việc tinh gọn tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18 của Đảng.

"Tại kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 9, trong giai đoạn 1 chúng ta đã sửa 4 luật, đó là: Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cũng tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã ban hành 11 Nghị quyết, trong đó có 4 Nghị quyết liên quan tới công tác tổ chức, tinh gọn bộ máy của các Ban đảng, tinh gọn bộ máy của Quốc hội, tinh gọn bộ máy của Chính phủ và các địa phương”, Chủ tịch Quốc hội phát biểu.

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, trong giai đoạn 2, tiếp tục thảo luận việc sắp xếp tinh gọn bộ máy ở các địa phương, Thường vụ Quốc hội cũng đã họp và tiếp tục cho ý kiến sắp xếp cấp xã từ 10.035 xã xuống còn khoảng 3.320 xã. Hiện nay các địa phương đã trình Bộ Nội vụ, sau đó Bộ Nội vụ trình Chính phủ và Chính phủ có báo cáo sơ bộ với Bộ Chính trị. Tiếp đó Chính phủ sẽ có Tờ trình về việc sắp xếp bộ máy cấp xã.

Liên quan tới việc sáp nhập cấp tỉnh, dự kiến ngày 16/5/2025, Chính phủ sẽ trình Quốc hội về vấn đề này. Sau đó Quốc hội sẽ thảo luận và dự kiến ngày 24/6/2025, Quốc hội sẽ nhấn nút thông qua nếu được các địa biểu Quốc hội chấp thuận. Như vậy cả nước sẽ còn 34 tỉnh thành phố.

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp lần này, khi được Quốc hội thông qua, sẽ kết thúc hoạt động của chính quyền cấp huyện. Lần này, Quốc hội sẽ bàn thảo hai nhóm nội dung, đó là:

Nhóm thứ nhất là các quy định liên quan đến Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội. Hiện nay đã thành lập Đảng ủy Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội; thành lập Đảng ủy ở khối Đảng; Đảng ủy của Quốc hội; Đảng ủy của Chính phủ. Như vậy các quy định liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội đã đi vào hoạt động.

Nhóm thứ hai là các quy định trong việc thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Đồng thời quy định để đảm bảo chính quyền địa phương hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động của cấp huyện.

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, tại kỳ họp này, khi Hiến pháp được thông qua ngày 30/6/2025, sẽ có hiệu lực ngay. Sau khi Bộ Chính trị cho ý kiến, trong thời gian khoảng 1,5 tháng, đến đầu tháng 7/2025 sẽ kết thúc hoạt động của cấp huyện thì chức năng, nhiệm vụ của huyện sẽ chuyển xuống cấp xã. Như vậy, chúng ta chỉ còn chính quyền 2 cấp: Cấp tỉnh và cấp xã để các địa phương tiến hành đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV dự kiến được tổ chức vào khoảng tháng 1/2026.

Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương cũng sẽ quyết định sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV sẽ tiến hành bầu cử Quốc hội khóa XVI và Hội đồng nhân dân các cấp. Ngày bầu cử Quốc hội sẽ do Quốc hội quyết định, dự kiến ngày 15/3/2026. Phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa XVI dự kiến là ngày 6/4/2026. Sau kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XVI thì Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cũng sẽ tiến hành Đại hội trong quý II hoặc đầu quý III/2026.

Có thể khẳng định Kỳ họp thứ 9, Quôc hội khóa XV là kỳ họp lịch sử. Nếu Quốc hội cho ý kiến, thảo luận và thông qua việc sửa đổi 8 Điều trong tổng số 120 Điều của Hiến pháp liên quan đến tổ chức bộ máy.

"Lần này Bộ Chính trị cũng cho ý kiến trong việc sửa các luật, các nghị quyết, vấn đề phân cấp, phân quyền phải mạnh hơn cho địa phương: Địa phương quyết, địa phương làm điểm phương chịu trách nhiệm. Địa phương phải có nguồn lực thì địa phương mới quyết được”, Chủ tịch Quốc hội phát biểu.

"Sau kỳ họp này, Quốc hội tiếp tục giám sát việc triển khai Luật, Nghị định, Thông tư ki đã được Quốc hội ban hành. Bắt đầu từ ngày 6/5/2025, Quốc hội giao cho Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013, thời gian lấy ý kiến trong 30 ngày, sau đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổng hợp lại và báo cáo Quốc hội. Công tác thông tin tuyên truyền báo chí theo đúng như định hướng của Ban Chấp hành Trung ương, không mở rộng để tránh các thế lực thù địch lợi dụng để xuyên tạc”, Chủ tịch Quốc hội phát biểu.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp cho ý kiến về tiến độ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp

Sáng 3/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp, cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 khóa XIII, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp.

Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới

Ngày 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Nga

Sáng 2-5, Bộ Ngoại giao cho biết, Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ có chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, đồng thời thăm cấp nhà nước Azerbaijan, Belarus, Kazakhstan.

Tinh gọn bộ máy: Những nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5/2025

Điểm hội tụ chiến lược sau 40 năm đổi mới đất nước đang đem đến cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cấp bách thực hiện quyết liệt cuộc cách mạng nhằm xây dựng hệ thống chính trị thật sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn Cách mạng mới.

Toàn cảnh Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Hình ảnh Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 30/4/2025, Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành cấp quốc gia 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) được tổ chức trọng thể tại tuyến đường Lê Duẩn (Quận 1) và một số tuyến đường trung tâm ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục