Tiếp tục chương trình Kỳ họp, chiều 9/5, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật này.


Quang cảnh phiên họp chiều 9/5.

 

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số gồm 7 Chương với 57 Điều, quy định về công nghiệp công nghệ số. Luật này không quy định về hoạt động công nghiệp công nghệ số chỉ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, hoạt động cơ yếu để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia hoặc có liên quan đến công nghiệp công nghệ số tại Việt Nam.

Báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, đối với quản lý trí tuệ nhân tạo, có ý kiến bổ sung nguyên tắc quản lý rủi ro, có biện pháp bảo đảm để thúc đẩy, phát triển, ứng dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) trong các ngành, lĩnh vực và giao Chính phủ hướng dẫn chi tiết; có quy định về sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm sử dụng AI.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, dự thảo Luật đã quy định về AI theo hướng thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng AI vào cuộc sống; quản lý rủi ro và lấy con người làm trung tâm; quy định quản lý đối với hệ thống AI rủi ro cao, hệ thống tác động lớn và không đặt yêu cầu quản lý đối với hệ thống trí tuệ nhân tạo không rủi ro cao và giao Chính phủ quy định chi tiết phù hợp thực tiễn quản lý ngành, lĩnh vực.

Nguyên tắc quản lý rủi ro này được xây dựng trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế và phù hợp thực tiễn Việt Nam. Đồng thời, dự thảo Luật cũng bổ sung quy định về Chiến lược nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI nhằm thúc đẩy, phát triển và ứng dụng AI hiệu quả, bền vững và có trách nhiệm trong các ngành, lĩnh vực, ông Lê Quang Huy cho hay.

Về ý kiến đề nghị cần có quy định về sở hữu trí tuệ đối với AI, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam quy định quyền sở hữu trí tuệ chỉ có thể thuộc về tổ chức, cá nhân (con người) sở hữu hoặc trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm, sáng chế,… chứ không áp dụng đối với AI.

Hiện nay, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và nhiều quốc gia vẫn đang tiếp tục nghiên cứu vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm do AI tạo ra, chưa chính thức luật hóa hoặc đưa vào các công ước quốc tế. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định về vấn đề nêu trêntrong Luật Sở hữu trí tuệ vào thời điểm phù hợp.

 

 

Theo ông Lê Quang Huy, có ý kiến cho rằng cần xây dựng một khung pháp lý tài sản số quy định chi tiết các vấn đề cốt lõi, xác định ngay các nội dung phải thực hiện (quyền tài sản, quyền sở hữu, giao dịch, bảo mật, trách nhiệm, giải quyết tranh chấp, quản lý rủi ro)..., vừa đảm bảo tính thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành và thông lệ quốc tế, đồng thời thiết lập cơ chế quản lý, giám sát, phòng ngừa rủi ro; làm rõ tài sản số có thể sử dụng cho mục đích trao đổi hoặc đầu tư hay không; đề nghị làm rõ nội hàm, tiêu chí phân loại tài sản số.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, theo dự thảo Luật, tài sản số đã được xác định là tài sản theo pháp luật dân sự hiện hành. Quyền tài sản, quyền sở hữu, giao dịch, bảo mật, trách nhiệm, giải quyết tranh chấp, quản lý rủi ro … đã được điều chỉnh theo quy định của pháp luật hình sự, pháp luật về phòng chống tham nhũng, chống rửa tiền và pháp luật có liên quan. Do vậy, nhằm bảo đảm tính khả thi, linh hoạt và ổn định của hệ thống pháp luật, dự thảo Luật chỉ quy định mang tính nguyên tắc và giao Chính phủ quy định cụ thể cho phù hợp với thực tiễn phát triển.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã quy định cụ thể hơn một số nội dung cốt lõi trong quản lý nhà nước về tài sản số và giao Chính phủ quy định chi tiết về thẩm quyền, quản lý đối với tài sản số trong lĩnh vực chuyên ngành phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Đối với ý kiến cho rằng, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hiện đang được quy định tại dự án Luật Công nghiệp công nghệ số và dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đều hướng tới đối tượng thử nghiệm là công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới, đề nghị rà soát để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo như sau: Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số đã có các quy định về nguyên tắc, tiêu chí, thẩm quyền, quyền, trách nhiệm, bảo vệ người sử dụng và miễn trừ trách nhiệm trong thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ ứng dụng công nghệ số… và giao Chính phủ quy định chi tiết để thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 57-NQ/TW. Tuy nhiên, dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 cũng có quy định về nội dung này với mục đích để áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ông Lê Quang Huy cho biết, để bảo đảm tính thống nhất của các quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nghiên cứu tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội và chỉnh lý Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo theo hướng quy định khung chung về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát tại. Trên cơ sở các quy định khung này, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với sản phẩm, dịch vụ ứng dụng công nghệ số sẽ được quy định cụ thể, chi tiết hơn, bảo đảm thống nhất.

 


Theo Baotintuc

Các tin khác


Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong

Ngày 7/5, đoàn công tác của Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Cao Phong về tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị quý I/2025; công tác sắp xếp tổ chức bộ máy; Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Võ Ngọc Kiên, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, phụ trách Đảng bộ huyện Cao Phong...

Trình Quốc hội sửa luật để thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Chính phủ đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến việc phân định đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: cấp tỉnh gồm: tỉnh, thành phố; cấp xã gồm: xã, phường và đặc khu (ở hải đảo); cùng đó là sửa đổi các quy định về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, ủy quyền…

Chiến thắng Điện Biên Phủ và tài dùng người của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở các cán bộ lãnh đạo của Đảng ta là "dùng người như dùng mộc” và "cán bộ là cái gốc của mọi việc”. Trên quan điểm đó, trong suốt cuộc đời làm cách mạng của mình, Bác vì công việc mà chọn người phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất để cán bộ, nhân viên hoàn thành nhiệm vụ. Nhìn lại Chiến dịch Điện Biên Phủ 70 năm trước, chúng ta càng cảm phục Bác trong thuật dùng người.

Thông cáo báo chí số 02, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thứ Ba, ngày 6/5/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ hai tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Đề xuất quy định tỷ lệ ngân sách nhà nước trong nghiên cứu, phát triển năng lượng nguyên tử

Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, chiều 6/5, Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Đa số các đại biểu cơ bản thống nhất với những nội dung quy định trong dự thảo Luật, song đề nghị cần quy định cụ thể về tỷ lệ ngân sách nhà nước dành cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nguyên tử, nhằm đảm bảo nguồn lực ổn định và lâu dài.

Ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Quốc hội nghe và thảo luận một số dự án luật

Sáng 6/5, Quốc hội (QH) họp phiên toàn thể tại hội trường nghe: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục