Tiếp tục chương trình kỳ họp, sáng 13/5, Quốc hội đã nghe Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho biết, sau khi tiếp thu chỉnh lý, dự thảo Luật gồm có 8 chương, 59 điều, giảm 3 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8. Dự thảo Luật đã cắt giảm 7/24 (khoảng 30%) thủ tục hành chính; khoảng 50% số thủ tục trình lên Thủ tướng Chính phủ được cắt giảm hoặc phân cấp cho cơ quan đại diện chủ sở hữu, tăng cường phân cấp cho doanh nghiệp.
Trong quá trình góp ý, một số ý kiến đề nghị nghiên cứu, quy định đối tượng áp dụng bao gồm doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp từ dưới 50% vốn điều lệ. Tiếp thu ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, bổ sung quy định để quản lý doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp từ dưới 50% vốn điều lệ là "Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên".
Bên cạnh đó, dự thảo Luật đã chỉnh lý, hoàn thiện quy định về người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, bảo đảm bao quát cả việc quản lý và đầu tư vốn nhà nước theo phần vốn đầu tư tại doanh nghiệp có từ 50% vốn nhà nước trở xuống theo nguyên tắc ở đâu có vốn của nhà nước thì ở đó phải có quản lý của Nhà nước với biện pháp với mức độ phù hợp. Nhiều ý kiến đề nghị làm rõ quy định "vốn nhà nước sau khi đã đầu tư vào doanh nghiệp được xác định là tài sản, vốn của pháp nhân doanh nghiệp".
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc quy định nội dung trên tại dự thảo Luật có thể phát sinh những bất cập, vướng mắc. Đó là Luật Doanh nghiệp không quy định cụ thể tài sản góp vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp là tài sản, vốn của pháp nhân doanh nghiệp, nếu bổ sung nguyên tắc này có thể xung đột với khái niệm vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quy định tại khoản 6 Điều 3 dự thảo Luật. Đối tượng áp dụng của dự thảo Luật là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và dưới 50% vốn điều lệ do đó ngoài vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp còn có vốn của các thành viên góp vốn/cổ đông khác.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, quy định phạm vi đầu tư vốn của nhà nước vào doanh nghiệp là những lĩnh vực mà nhà nước cần đầu tư vốn, gồm: Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp hoạt động tại những địa bàn trọng yếu về quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên; doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế; doanh nghiệp thuộc lĩnh vực then chốt, thiết yếu của nền kinh tế.
Để tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong quyết định chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh hằng năm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu ý kiến đại biểu, rà soát, chỉnh lý Điều 17 dự thảo Luật. Theo đó, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định việc ban hành, điều chỉnh chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hằng năm, các nhiệm vụ, chỉ tiêu cơ bản được đại diện chủ sở hữu nhà nước giao. Đồng thời, giao Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Quy định tại dự thảo Luật đã phân quyền cho doanh nghiệp ban hành chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh hằng năm, tạo sự chủ động trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khắc phục tình trạng chậm trễ do chậm phê duyệt chiến lược và kế hoạch trong thời gian vừa qua.
Để xử lý những vấn đề thực tiễn phát sinh về phân phối lợi nhuận sau thuế, dự thảo Luật đã chỉnh lý theo hướng lợi nhuận sau thuế sau khi chia lãi cho các thành viên góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có); bù đắp lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; xử lý các chi phí theo quy định của luật chuyên ngành. Ngoài ra, xử lý chi phí đầu tư thất bại tại các dự án đầu tư có tính đặc thù, rủi ro cao nhưng không được quy định tại Luật chuyên ngành, chi phí đổi mới sáng tạo, dự án đổi mới thất bại, chi phí thực hiện nhiệm vụ chính trị do cấp có thẩm quyền giao theo quy định của Chính phủ. Phần còn lại được trích lập các quỹ và nộp ngân sách nhà nước...
Thảo luận tại hội trường, các đại biểu cho rằng, Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới, cơ cấu lại và phát triển doanh nghiệp có vốn nhà nước; Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; giải quyết những bất cập, vướng mắc của Luật hiện hành. Dự thảo trình ra Kỳ họp thứ 9 đã tiếp thu nhiều ý kiến xác đáng của các đại biểu Quốc hội như cắt giảm thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp cho doanh nghiệp…
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (Quảng Ninh) ủng hộ phương án các doanh nghiệp được quyết định cho các công ty do doanh nghiệp nắm trên 50% vốn điều lệ vay vốn với giá trị từng khoản vay không vượt quá 50% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và bảo đảm tổng giá trị khoản cho vay không vượt giá trị vốn góp thực tế. Điều này sẽ giúp cho các Tập đoàn, Tổng công ty có thể tận dụng được năng lực, phát huy tối đa các nguồn vốn có thể huy động hiện đang nhàn rỗi của mình để hỗ trợ cho các công ty con trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc các Tập đoàn, Tổng công ty thu xếp vốn và cho các công ty con vay còn giúp cho các công ty con được tiếp cận nguồn vốn với chi phí hợp lý hơn so với việc công ty con tự huy động.
Để đảm bảo các doanh nghiệp có đầy đủ cơ sở trong tổ chức thực hiện quy định này sau khi Luật được Quốc hội ban hành và có hiệu lực áp dụng, nhiều ý kiến đề nghị nghiên cứu để bổ sung quy định doanh nghiệp được chủ động quyết định về nguồn vốn sử dụng để cho vay cũng như lãi suất cho vay đối với công ty con. Bên cạnh đó xem xét bổ sung quy định để đảm bảo việc cho vay trong trường hợp này không bị điều chỉnh, chi phối bởi các luật khác: như không cần thiết phải bổ sung ngành nghề kinh doanh, không phải xin giấy phép/chấp thuận hoạt động cho vay như các tổ chức tín dụng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng...
Theo Baotintuc.vn
Báo Tin tức và Dân tộc (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sáng 11/5 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT,NDN) trên phạm vi cả nước chủ trì Phiên họp lần thứ 4 của BCĐ. Dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng BCĐ của tỉnh; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh...
Theo đặc phái viên TTXVN, tiếp tục các hoạt động trong trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, chiều 10/5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp Chủ tịch Đảng Nước Nga Công bằng – Những người yêu nước – Vì sự thật Sergey Mironov.
Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 10/5 Quốc hội tiếp tục làm việc tại hội trường thảo luận một số dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Đúng 10h ngày 9/5 theo giờ Moskva (tức 14h cùng ngày theo giờ Hà Nội), Liên bang Nga đã long trọng tổ chức Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025) tại Quảng trường Đỏ, thủ đô Moskva.
Chiều 9/5, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Thị Minh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo một số sở, ban, ngành và địa phương.