Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 26/5, Quốc hội thảo luận 6 dự án luật, gồm: Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Phiên họp Quốc hội sáng 24/5/2025. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Trong phiên họp buổi sáng, Quốc hội nghe Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình bày Tờ trình dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.
Tiếp đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Tài chính phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Trong phiên họp buổi chiều, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự.
Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Chánh án Toà án nhân dân tối cao phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Trước đó, trong phiên họp buổi sáng ngày 24/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội dành một phút mặc niệm đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên đại biểu Quốc hội các khóa IX, X, XI, XII, XIII, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Kỹ thuật của Quốc hội.
Tiếp đó, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày 2 Tờ trình về: Dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; dự án Luật Dẫn độ. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày 2 Báo cáo thẩm tra về: Dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; dự án Luật Dẫn độ.
Sau đó Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Tại phiên thảo luận có 14 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến. Đa số ý kiến đại biểu tán thành với sự cần thiết ban hành dự thảo Luật.
Bên cạnh đó các đại biểu tập trung thảo luận về: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân; về ý kiến của chủ thể dữ liệu đối với việc cho phép sử dụng dữ liệu; quyền, nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu; hành vi bị nghiêm cấm; xử lý dữ liệu cá nhân, cơ chế giám sát khi xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu; xử lý dữ liệu cá nhân thu được từ hoạt động ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng; xử lý dữ liệu cá nhân của người bị tuyên bố mất tích, đã chết; chuyển dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam ra nước ngoài; dịch vụ xử lý dữ liệu cá nhân…
Bên cạnh đó, một số ý kiến đại biểu cũng đề nghị rà soát để bảo đảm tính thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan. Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Tiếp đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Tại phiên thảo luận có 18 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến. Đa số ý kiến đại biểu đánh giá cao và nhất trí với nhiều nội dung của dự thảo Nghị quyết. Bên cạnh đó các đại biểu tập trung thảo luận về: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; quỹ Nhà ở quốc gia; giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư không thông qua đấu thầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân không sử dụng vốn đầu tư công; điều kiện về nhà ở để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội; thuê nhà ở xã hội của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; điều khoản chuyển tiếp…
Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Buổi chiều, Quốc hội làm việc theo chương trình riêng.
Theo Baotintuc.vn
Sáng 24/5, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang.
Chiều 23/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách...
Ngày 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Tang lễ đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo nghi thức Quốc tang.
Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, sáng 22/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 22/5 Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình bày dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.