Bên cạnh nhiều ý kiến không ủng hộ mở rộng phạm vi xử lý hình sự với trẻ từ 14-16 tuổi thì không ít quan điểm cho rằng cần có quy định để răn đe.


Quốc hội dành cả ngày 24/5 để thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13. Nhiều ý kiến trái chiều về việc có nên hay không mở rộng phạm vi xử lý hình sự đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi ở các tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng thuộc 3 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134), Tội hiếp dâm (Điều 141) và Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169).

Mở rộng xử lý là quá nặng với trẻ em

ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) dẫn số liệu từ TAND Tối cao 5 năm qua, cho thấy tỉ lệ tội phạm từ 14-16 tuổi không đáng kể, chiếm 0,31% tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác, chiếm 0,6% tội hiếm dâm, năm 2016 chỉ có 2 trường hợp vi phạm; chiếm 0,47% tội bắt cóc, chiếm đoạt tài sản, 3 năm qua chưa có trường hợp nào. 

Theo vị đại biểu này, như vậy loại tội phạm này không diễn biến phức tạp và gia tăng. Việc chỉ xử lý những trường hợp rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng sẽ phù hợp với quản lý giáo dục hiện nay.

 

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) – Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp 

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) – Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp cho rằng, lịch sử lập pháp từ trước đến trước khi ban hành BLHS 2015 chỉ xử lý hình sự với những trẻ trong độ tuổi này khi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, BLHS 2015 đã được sửa theo hướng mở rộng phạm vi, xử lý hình sự đối với các em cả ở tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng khi thuộc 3 trên.

Đại biểu Thuỷ dẫn số liệu cho thấy, trong 3 năm từ 2014 - 2016, cả nước chỉ có 122 em bị truy tố về tội cố ý gây thương tích, trung bình mỗi năm mỗi địa phương chỉ có 1 trường hợp đến mức phải xử lý hình sự. Cả nước chỉ có 9 em bị truy tố về tội hiếp dâm và 2 em bị truy cứu về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. 

Theo bà Nguyễn Thị Thuỷ, xử lý như BLHS 2015 là rất nặng cho trẻ em, gần như không có sự phân hóa giữa trẻ em và người lớn phạm tội. Trong khi độ tuổi này diễn ra nhiều thay đổi về tâm sinh lý, tò mò, hiếu động, dễ bắt chước những điều mới lạ, hạn chế pháp luật.... Do đó, đại biểu đề nghị chỉ xử lý hình sự khi các em phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý và đặc biệt nghiêm trọng như từ trước tới nay.

"Có ai nói phải bỏ tù các em đâu!"

Không đồng tình với những quan điểm trên, ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) – Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tranh luận lại cho rằng, thực tiễn trẻ em thường chỉ phạm các tội nghiêm trọng và ít nghiêm trọng như đánh nhau, bạo lực học đường...

"Tôi là người rất cứng rắn, nhưng khi xem một số clip các em đánh nhau, xé quần áo, đón đường đập nhau... tôi không thể xem được hết. Nếu các vị đưa ra quốc tế, cho người nước ngoài xem, liệu họ có đồng tình với các vị là không xử lý các em không?”, ông Nhưỡng đặt vấn đề.

 

ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) – Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội 

"Nói như các đại biểu trước thì dường như chúng ta đang đón lõng để xử lý các em. Nhưng chúng ta không đón lõng. Số liệu các vị đưa ra không chứng minh được điều gì. Nhiều năm qua chúng ta không xử lý nên không có số liệu, không thể lấy đó để chứng minh cho ngày hôm nay” – ông Nhưỡng nêu quan điểm và cho rằng, nếu chỉ giáo dục đơn thuần thì sẽ không đủ sức răn đe và phòng chống tội phạm. 

"Có đại biểu nói chúng ta không có đủ nhà tù, trại giam. Ở đây có ai nói là phải bỏ tù các em đâu? Chúng ta xử lý hình sự và áp dụng hình phạt là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau. Đề nghị hết sức cân nhắc việc này”, ĐB Lưu Bình Nhưỡng nêu ý kiến.

Liên quan đến nội dung này, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho rằng, các ý kiến đang bàn quá nhiều vào độ tuổi, trong khi cái đáng quan tâm là hướng tới chính sách xử lý, trong chính sách quan tâm đến nguyên tắc xử lý chứ không phải độ tuổi.

Dẫn thông tin để các đại biểu tham khảo trước khi quyết định, ông Bình cho biết, trong quá trình xây dựng Bộ luật Hình sự, các cơ quan đã tham khảo ý kiến một số chuyên gia của Pháp, Ý.  Tại Pháp, áp dụng tăng các biện pháp giáo dục, hạn chế biện pháp cưỡng chế, tù giam. Những trường hợp buộc đưa vào tù là do tái phạm nhiều. Với tất cả các án liên quan đến trẻ em phải xử kín, đảm bảo các em không bị xúc phạm, để có cơ hội sửa sai về sau.

Theo Chánh án Nguyễn Hoà Bình, họ cũng không quy định tuổi 14-16 và 16-18 mà HĐXX quyết định trên cơ sở nhận thức của các em với hành vi phạm tội đó, áp dụng cá biệt trong từng trường hợp cụ thể, ”nên anh 15 tuổi có thể bị xử nặng hơn 17”.

Về mức xử phạt, ông Bình cho biết, trong trường hợp phải xử tù thì các nước áp dụng hình phạt bằng 1/2 so với khung hình phạt tương ứng người lớn. Nếu Việt Nam áp dụng, có thể ”mạnh dạn” giảm còn bằng 1/4 - 1/3.

”Như vậy không loại trừ trường hợp nào. Như đánh nhau, dù không có phần trăm thương tích nhưng lột quần lột áo làm nhục thì có thể dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng, có cháu vì xấu hổ mà tự sát” – Chánh án TANDTC nêu ví dụ và cho biết nững vụ đó vẫn đưa ra toà án nhưng là để cảnh cáo, giáo dục, hoà giải là cần thiết, chứ không phải ép các em vào tù./.

 

                                                                            TheoVOV.VN

Các tin khác


"Báo chí - Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững"

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và phát triển, mối quan hệ hợp tác giữa báo chí và doanh nghiệp ngày càng trở nên mật thiết và không thể tách rời. Có thể nói, "đồng cam cộng khổ” là cách mà báo chí và doanh nghiệp cần thực hiện nhất lúc này để cùng nhau vượt qua khó khăn và phát triển.

Hội thảo công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh

Ngày 30/5, Đảng bộ Khối Các cơ quan (CCQ) tỉnh tổ chức Hội thảo chuyên đề "Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối CCQ tỉnh năm 2024 và các năm tiếp theo".

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước

Ngày 29/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 9 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 29/5, tại Ban Dân tộc tỉnh, đoàn giám sát do đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến nay. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo các ban, sở, ngành liên quan, các Ban của HĐND tỉnh.

Đại hội Hội Luật gia tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 28/5, Hội Luật gia (HLG) tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu HLG tỉnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự đại hội có các đồng chí: Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch HLG Việt Nam; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; 120 đại biểu đại diện cho hơn 800 hội viên toàn tỉnh.

Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục