Trong buổi thảo luận tổ về Quyết toán ngân sách 2016, đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018 (trong đó có kết hợp thảo luận cùng Báo cáo về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017), các đại biểu Quốc hội đã đưa ra nhiều kiến nghị liên quan mật thiết đến đời sống xã hội.


Theo các đại biểu, báo cáo của Chính phủ được Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình trình bày trước Quốc hội đã thể hiện mạnh mẽ các cải cách thủ tục hành chính thời gian vừa qua. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề cần phải xem xét, kiến nghị.

Tránh chống lãng phí nửa vời

Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội), lãng phí gây hậu quả nặng nề mà nguyên nhân chủ yếu do thiếu trách nhiệm hoặc không biết do thiếu năng lực. Vì thế, nên tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ chưa tốt. Có nhiều dự án bị trì hoãn cả năm trời, giá đất tăng lên khiến khả năng đền bù giải tỏa càng khó khăn hơn, dẫn tới đội vốn các dự án. Dự án càng lớn thì hậu quả càng nặng nề.


Các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, cần phải chống lãng phí mạnh mẽ hơn, giống như chống tham nhũng hiện nay. Toàn đảng, toàn dân cùng phải vào cuộc chống lãng phí, phải nhận diện đúng lãng phí, đánh giá lãng phí, có biện pháp phát hiện lãng phí, cách khắc phục hậu quả lãng phí, có chế tài phù hợp với lãng phí. "Cần có Nghị quyết Trung ương về chống lãng phí”, đại biểu Nguyễn Anh Trí nói.


Đại biểu Vũ Thị Lê Mai (Hà Nội - ảnh trên) thẳng thắn nói, hiện nay có nhiều vi phạm cụ thể và được nhận diện tên, địa chỉ. Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ nêu việc lãng phí này như một hiện tượng mà không có biện pháp xử lý đến tận cùng, truy cứu trách nhiệm. "Như vậy chúng ta mới chống lãng phí nửa vời. Nếu có địa chỉ rõ ràng, chúng ta cần đưa ra xem xét để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật”, đại biểu Vũ Thị Lê Mai đề nghị.

Về vấn đề phòng chống tham nhũng, các đại biểu đều đánh giá cao sự quyết liệt của Chính phủ đưa ra xử lý nhiều vụ án tham nhũng động chạm đến tất cả các lĩnh vực và cán bộ, kể cả lực lượng cán bộ đã nghỉ hưu. Kết quả đạt được tạo niềm tin rất lớn cho người dân tin vào sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ.

Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đặt câu hỏi, kết quả phòng chống tham nhũng chưa thật sự hiệu quả, vì bên cạnh việc xử lý cán bộ, người gây ra hậu quả đó thì vấn đề thu hồi tiền, tài sản như thế nào?


Đại biểu Nguyễn Hữu Chính (ảnh trên), Chánh án Tòa án Nhân dân TP Hà Nội cho biết, trong các vụ án tham nhũng, mới chỉ nghiêm trị bị cáo bằng hình phạt còn phần lớn không thu hồi được tài sản. "Chống lãng phí là vấn đề quan trọng nhưng tinh thần chỉ đạo chống lãng phí, tiết kiệm hiện nay vẫn coi nhẹ và chưa có biện pháp dẫn tới lãng phí của công, lãng phí tiền bạc nhà nước”, đại biểu Nguyễn Hữu Chính nói.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực y tế, văn hóa

Tại buổi thảo luận, các đại biểu đều bày tỏ băn khoăn, những năm gần đây và đặc biệt năm vừa qua, ngành y tế đối mặt với nhiều vấn đề lớn như bạo hành cán bộ y tế; sai phạm trong sản xuất, buôn bán thuốc giả VnPharma, thực phẩm chức năng giả Vinaca… gây tâm lý hoang mang trong người dân. Một vụ việc cũng gây bức xúc trong dư luận và lo lắng trong giới nhân viên y tế chính là sự không công bằng trong xét xử vụ án chín người tử vong do chạy thận nhân tạo tại Hòa Bình đối với bác sĩ Hoàng Công Lương.

Về việc này, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng, việc xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương tại thời điểm chưa có kết luận tuyên án nhưng diễn biến của phiên tòa thực sự chưa đúng người, đúng tội, chưa nghiêm minh. Mặt khác nữa, phiên tòa xét xử đang bị sai lệch, gây bức xúc lớn trong toàn xã hội, nhất là cán bộ ngành y tế.

Trong báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tình trạng vệ sinh an toàn, thực phẩm, sản xuất hàng giả, hàng nhái, sử dụng thuốc cấm… đe dọa đến sức khỏe và sự phát triển của người dân, đất nước. Theo đại biểu Nguyễn Anh Cường (Hà Nội), Chính phủ cần có chế tài mạnh hơn để xử lý các vụ vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cho rằng, hiện tượng bạo lực với cán bộ y tế đang xảy ra ngày càng nhiều và nghiêm trọng. "Nhiều người cho rằng, các bác sĩ thời kinh tế thị trường, muốn họ khám, chữa bệnh phải đóng tiền đã. Vì thế dẫn tới nhiều vụ bạo hành cán bộ y tế”, đại biểu Khánh nói.

Đại biểu Khánh cho rằng, những vụ việc lớn về văn hóa, y tế thời gian qua là mặt trái của kinh tế thị trường khi chúng ta thực hiện xã hội hóa. Vì thế, để bác sĩ yên tâm khám bệnh, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh đề xuất bác sĩ chỉ làm nghề chữa bệnh, không lo đi thu tiền của bệnh nhân. Cần ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế, để bác sĩ yên tâm khám, chữa bệnh không bị mang tiếng "bác sĩ kiêm chặt chém”, góp phần giảm bớt bức xúc của xã hội.

Năm 2017, đầu năm 2018 nhiều vụ vi phạm trong lĩnh vực văn hóa cũng gây bức xúc dư luận. Theo đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, những vụ nóng như người mẫu mặc bikini hở hang đón đoàn U23 Việt Nam, hình ảnh tượng đầu thú tại Đồ Sơn… chưa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời và xử lý thỏa đáng. Vì thế, theo đại biểu Khánh, những ai yêu đất nước và văn hóa đất nước cần được bố trí đứng đầu ngành văn hóa cho xứng tâm, xứng tầm, nếu không sẽ rất nguy hiểm.

Cần siết chặt trật tự an toàn xã hội

Tình trạng mất trật tự xã hội trong thời gian gần đây ở một số địa phương, đặc biệt là tình trạng cướp giật tại TP. Hồ Chí Minh cũng được nhiều đại biểu đề cập đến tại buổi thảo luận tổ.

Đây cũng là đề tài mà Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề cập khi đóng góp ý kiến vào Báo cáo bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018 của Chính phủ.

Phó Chủ tịch Quốc hội nói: "Cần quan tâm hơn nữa đến trật tự xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Dân hiện nay đã ăn no hơn, nhưng ngủ đã yên được chưa? Tình hình tội phạm ngang nhiên tấn công chỗ này chỗ kia, tại sao lại như thế được? Đây là vấn đề chúng ta cần phải nghiên cứu”.

Cũng chung lo lắng về vấn đề trật tự xã hội, đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) cho rằng, ngay trong thời gian đầu năm, đã có những việc khiến cho người dân lo lắng, như tình hình an ninh trật tự xã hội. Người dân không khỏi đặt câu hỏi tại sao chúng ta có cả một bộ máy nhưng hoạt động lại không đi vào chiều sâu. Trộm cắp ngang nhiên nhưng người dân chỉ có tay không, không thể làm gì được. Tôi cho rằng dùng các biện pháp nghiệp vụ tốt thì sẽ bắt được”.

Đại biểu Bùi Văn Phương chia sẻ, khi đoàn đại biểu tiếp xúc cử tri, người dân đã rất bức xúc về vấn đề này và đề nghị cơ quan chức trách cần phải suy nghĩ, hành động trong chỉ đạo điều hành.


Theo Nhandan

Các tin khác


"Báo chí - Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững"

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và phát triển, mối quan hệ hợp tác giữa báo chí và doanh nghiệp ngày càng trở nên mật thiết và không thể tách rời. Có thể nói, "đồng cam cộng khổ” là cách mà báo chí và doanh nghiệp cần thực hiện nhất lúc này để cùng nhau vượt qua khó khăn và phát triển.

Hội thảo công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh

Ngày 30/5, Đảng bộ Khối Các cơ quan (CCQ) tỉnh tổ chức Hội thảo chuyên đề "Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối CCQ tỉnh năm 2024 và các năm tiếp theo".

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước

Ngày 29/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 9 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 29/5, tại Ban Dân tộc tỉnh, đoàn giám sát do đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến nay. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo các ban, sở, ngành liên quan, các Ban của HĐND tỉnh.

Đại hội Hội Luật gia tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 28/5, Hội Luật gia (HLG) tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu HLG tỉnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự đại hội có các đồng chí: Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch HLG Việt Nam; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; 120 đại biểu đại diện cho hơn 800 hội viên toàn tỉnh.

Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục