(HBĐT)- Thực hiện chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, chiều 31.5.2018, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở tổ về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình tham gia thảo luận cùng các Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai, Hà Tĩnh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.


   Ảnh: Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh  phát biểu tham luận trong một cuộc thảo luận tổ

Các ý kiến cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) và cho rằng, dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp này đã thể chế hóa được các quan điểm chỉ đạo, định hướng của Đảng trong xây dựng Luật, trên cơ sở kết quả tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN). Nhiều quy định của dự thảo Luật đã được sửa đổi nhằm bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành như quy định công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; trách nhiệm giải trình; tiêu chí đánh giá công tác PCTN; báo cáo, công khai báo cáo công tác PCTN; tuyên truyền, giáo dục về công tác PCTN; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn; thanh toán qua tài khoản.

Cùng đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Trần Đăng Ninh - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa cho rằng: việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật ra khu vực ngoài nhà nước là cần thiết và hợp lý trong giai đoạn hiện nay. Đối với việc xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực hoặc tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được một cách hợp lý (Điều 59 Dự thảo Luật), đại biểu nhất trí với phương án số 01 mà Ban soạn thảo đề xuất.Theo hướng thực hiện việc thu thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp kết luận tài sản, thu nhập thực tế của người có nghĩa vụ kê khai lớn hơn tài sản, thu nhập đã kê khai, nhưng không loại trừ việc xử lý trách nhiệm hình sự và tịch thu tài sản nếu các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự có liên quan chứng minh được tài sản kê khai không trung thực, tài sản tăng thêm không giải trình một cách hợp lý có được hoặc có nguồn gốc từ hành vi phạm tội.

Cùng đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, đại biểu Nguyễn Thanh Hải, đại biểu Bùi Thu Hằng, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình cũng đã tập trung thảo luận và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng của dự thảo Luật như: phạm vi điều chỉnh; đối tượng kê khai tài sản, thu nhập… Các ý kiến đều cơ bản tán thành với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật ra khu vực ngoài nhà nước, thậm chí cả các hộ kinh doanh. Vì trên thực tế, tình hình tham nhũng khu vực ngoài nhà nước và các hộ kinh doanh đã và đang xuất hiện, ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động cạnh tranh lành mạnh, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, kinh doanh, cản trở công tác PCTN khu vực Nhà nước. Đồng thời, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật ra khu vực này cũng nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng tại Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2017 của Bộ Chính trị; bảo đảm đồng bộ với Bộ luật Hình sự năm 2015. Về vấn đề chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức, các đại biểu nhận định,nếu quy định chi tiết và cứng nhắc sẽ ảnh hưởng và gây khó khăn cho việc xây dựng đề án xác định vị trí, việc làm ở từng cơ quan, đơn vị. Ngoài ra, về thời hạn chuyển đổi vị trí công tác (Điều 27), các đại biểu cho rằng việc quy định thời hạn chuyển đổi vị trí công tác từ 2 năm đến 5 năm là tương đối ngắn, đề nghị nâng mức thời hạn là từ 3 năm đến 5 năm cho phù hợp với thực tế công tác tổ chức cán bộ. Liên quan đến quy định về thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng đối với công ty đại chúng, tổ chức tín dụng (Điều 100),các đại biểu đề nghị đối với hoạt động này cần quy định rõ phạm vi, thẩm quyền hoạt động để tránh sự lạm quyền của cơ quan thanh tra, gây ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp và người dân. Thảo luận về quy định chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị,Ban soạn thảo cần xem xét một cách chặt chẽ và cân nhắc kỹ khi quy định về đối tượng phải chuyển đổi và thời gian chuyển đổi vị trí công tác. Đại biểu cũng cho rằng việc quy định một cách cứng nhắc sẽ dẫn đến nhiều bất cập trong việc bố trí và ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ./.

 

Ngô Hường

(Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình tổng hợp)

 

Các tin khác


"Báo chí - Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững"

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và phát triển, mối quan hệ hợp tác giữa báo chí và doanh nghiệp ngày càng trở nên mật thiết và không thể tách rời. Có thể nói, "đồng cam cộng khổ” là cách mà báo chí và doanh nghiệp cần thực hiện nhất lúc này để cùng nhau vượt qua khó khăn và phát triển.

Hội thảo công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh

Ngày 30/5, Đảng bộ Khối Các cơ quan (CCQ) tỉnh tổ chức Hội thảo chuyên đề "Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối CCQ tỉnh năm 2024 và các năm tiếp theo".

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước

Ngày 29/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 9 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 29/5, tại Ban Dân tộc tỉnh, đoàn giám sát do đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến nay. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo các ban, sở, ngành liên quan, các Ban của HĐND tỉnh.

Đại hội Hội Luật gia tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 28/5, Hội Luật gia (HLG) tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu HLG tỉnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự đại hội có các đồng chí: Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch HLG Việt Nam; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; 120 đại biểu đại diện cho hơn 800 hội viên toàn tỉnh.

Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục