(HBĐT) - Những ngày này, cấp ủy, chính quyền TP Hòa Bình đang dồn sức để xử lý một vấn đề nảy sinh trong lộ trình triển khai, thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn. Cụ thể là gần 80% cử tri phường Chăm Mát không đồng tình với phương án nhập, điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên của xã Dân Chủ, xã Thống Nhất cùng với phường Chăm Mát để thành lập 2 đơn vị hành chính mới (Phương án đã được Bộ Nội vụ đánh giá cao về quá trình chuẩn bị).


Hội CCB thành phố Hòa Bình, phối hợp với Hội CCB phường Chăm Mát tuyên truyền chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố đến hội viên.

Những băn khoăn từ phía người dân

Theo báo cáo Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ VIII - HĐND TP Hòa Bình khóa XX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 do Ủy ban MTTQ thành phố thực hiện vào cuối tháng 6 vừa qua cho thấy: Cử tri, nhân dân chưa tán thành, thống nhất với phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn là bởi nhiều còn băn khoăn chưa tỏ. Theo đó, nhiều câu hỏi đã được đặt ra: Tại sao không nhập 2 xã Thống Nhất và Dân Chủ để thành lập mới 1 đơn vị hành chính, giữ nguyên phường Chăm Mát hoặc nhập xã Dân Chủ vào phường Thái Bình, xã Thống Nhất vào phường Chăm Mát, thay vì nhập 8 tổ dân phố của phường Chăm Mát với xã Dân Chủ; và 4 tổ còn lại của phường Chăm Mát với xã Thống Nhất để thành lập 2 đơn vị hành chính mới (theo phương án 102, ngày 30/5/2019 của UBND tỉnh)? Nếu sáp nhập và thành lập ra 2 đơn vị hành chính cấp xã mới thì đơn vị hành chính này được gọi là phường hay xã (khi sáp nhập 8 tổ của phường Chăm Mát với xã Dân Chủ và 4 tổ của Phường Chăm Mát với xã Thống Nhất). Nếu trở về xã thì sau đó sẽ mất lộ trình bao nhiêu năm để xây dựng đủ tiêu chí xã lên phường? Những người dân lao động tự do ở phường Chăm Mát (cũ) khi về xã mới có được cấp đất nông nghiệp để sản xuất? Sau sáp nhập, các hộ gia đình từ phường về xã khi nộp các loại thuế, phí có được tính mức nộp như người dân ở xã không? Việc thay đổi thông tin giấy tờ CMND, hộ khẩu, bìa đất … cho nhân dân có được giải quyết kịp thời? Bố trí việc làm cho cán bộ đang công tác tại Đảng ủy, UBND, các đoàn thể, Trạm Y tế, phường sau sáp nhập như thế nào?…

Ý kiến của người trong cuộc

"Người trong cuộc” ở đây là các thành viên BCĐ 1040 tỉnh, những người đại diện cho các cơ quan chuyên môn tham mưu tỉnh xây dựng và chỉ đạo triển khai các phần việc liên quan đến sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Trả lời cho câu hỏi vì sao phải sáp nhập 2 xã Dân Chủ, Thống Nhất cùng với phường Chăm Mát để thành lập 2 đơn vị hành chính mới? và khi thành lập 2 đơn vị hành chính mới sẽ là xã hay phường?, đồng chí Ngô Ngọc Đức, Giám đốc Sở Xây dựng nêu rõ: Phường Chăm Mát hiện tại có địa giới hành chính không hợp lý (đất đai không liền thổ: chia thành 2 khu vực độc lập là khu vực Mát và khu vực Chăm) gây khó khăn cho việc quy hoạch phát triển không gian của phường hiện hữu. Phương án nhập 3 đơn vị hành chính (xã Thống Nhất, xã Dân Chủ và phường Chăm Mát ) để thành lập 2 đơn vị hành chính có quy mô lớn hơn là để đáp ứng tiêu chí trên 75% thành phố là đô thị và 25% tỉnh Hòa Bình là đô thị (bổ sung các tiêu chí để nâng tầm cho đô thị TP Hòa Bình sớm được công nhận đô thị loại II). Thực tế, 2 xã Thống Nhất và Dân Chủ đều đã đạt chuẩn NTM, cơ sở vật chất, hạ tầng đã đảm bảo, sau sáp nhập được bổ sung thêm về diện tích, dân số… hoàn toàn có thể đáp ứng tiêu chí để nâng xã thành phường.

Về những băn khoăn khác, đồng chí Nguyễn Viết Trọng, Giám đốc Sở Nội vụ bổ sung làm rõ: Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (gọi tắt là phương án 102) được chuẩn bị khá kỹ lưỡng trên cơ sở bám sát các quy định tại Nghị quyết số 37 -NQ/TƯ của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 653/2019/ UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 32-NQ/CP và thực tiễn của địa phương.

Mục tiêu, sự kỳ vọng của phương án này là nhằm tổ chức hợp lý các đơn vị hành chính, phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của tỉnh, khả năng quản lý của chính quyền cơ sở; đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biến chế, nâng cao chất lượng CB, CC, VC…

Khi xây dựng phương án 102, tỉnh cũng đã chuẩn bị các phương án bố trí, phân công nhiệm vụ cho đội ngũ CB, CC, VC, NLĐ tại những đơn vị hành chính mới dự kiến hình thành và thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ CB, CC, VC dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi thực hiện các thủ tục thay đổi thông tin giấy tờ cần thiết. Như vậy, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh đã được "đảm bảo” không gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và luôn vì mục tiêu sự phát triển chung của tỉnh.

Cần tập trung tháo gỡ mâu mắc, tạo sự đồng thuận.

Để kịp thời giải quyết những vấn đề này trong lộ trình triển khai thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh, ngày 3/7 vừa qua, BCĐ 1040 tỉnh đã có buổi làm việc với BCĐ thành phố. Qua nắm bắt tình hình triển khai, thực hiện, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban TT BCĐ 1040 tỉnh chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến việc trên 79% cử tri phường Chăm Mát không ủng hộ phương án sáp nhập 2 xã Dân Chủ, Thống Nhất cùng với phường Chăm Mát để thành lập 2 đơn vị hành chính mới là do: Lộ trình triển khai, thực hiện của của thành phố chưa chặt chẽ, kịp thời và chưa đúng trình tự (theo Kế hoạch số 100, ngày 24/5/2019 của UBND tỉnh). Cụ thể, thành phố đã tổ chức lấy ý kiến cử tri khi chưa xây dựng được Đề án chi tiết cho việc sáp nhập, điều chỉnh đơn vị hành chính khiến người dân thắc mắc. BCĐ của phường Chăm Mát đã tích cực triển khai, quán triệt các văn bản chỉ đạo của tỉnh, thành phố đến với cử tri, nhân dân. Tuy nhiên, việc tuyên truyền theo hướng 1 chiều, chưa nắm bắt kịp thời những phản hồi từ phía người dân để có phương án tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu rõ… dẫn đến chưa tạo được sự lan tỏa. Theo đó, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban TT BCĐ 1040 tỉnh đã chỉ rõ những phần việc mà thành phố cần tập trung thực hiện trong thời gian tới đó là: Rà soát lại các bước triển khai, thực hiện lộ trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn (bám sát Kế hoạch số 100 của UBND tỉnh). Triển khai, thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên tinh thần dân chủ "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để tạo sự đồng thuận cao nhất. Sớm hoàn thiện Đề án chi tiết để tiếp tục đưa ra lấy ý kiến cử tri. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, giải thích để nhân dân hiểu rõ: phương án nhập 2 xã Dân Chủ, Thống Nhất cùng phường Chăm Mát để thành lập 2 đơn vị hành chính mới là vì mục tiêu nâng tầm đô thị TP Hòa Bình tạo sự cộng hưởng vì sự phát triển chung của tỉnh nhà.

Lam Nguyệt


Các tin khác


"Báo chí - Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững"

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và phát triển, mối quan hệ hợp tác giữa báo chí và doanh nghiệp ngày càng trở nên mật thiết và không thể tách rời. Có thể nói, "đồng cam cộng khổ” là cách mà báo chí và doanh nghiệp cần thực hiện nhất lúc này để cùng nhau vượt qua khó khăn và phát triển.

Hội thảo công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh

Ngày 30/5, Đảng bộ Khối Các cơ quan (CCQ) tỉnh tổ chức Hội thảo chuyên đề "Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối CCQ tỉnh năm 2024 và các năm tiếp theo".

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước

Ngày 29/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 9 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 29/5, tại Ban Dân tộc tỉnh, đoàn giám sát do đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến nay. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo các ban, sở, ngành liên quan, các Ban của HĐND tỉnh.

Đại hội Hội Luật gia tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 28/5, Hội Luật gia (HLG) tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu HLG tỉnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự đại hội có các đồng chí: Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch HLG Việt Nam; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; 120 đại biểu đại diện cho hơn 800 hội viên toàn tỉnh.

Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục