Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh tầm quan trọng, vai trò và đóng góp tích cực của UNESCO trong ứng phó và giải quyết các vấn đề toàn cầu; đồng thời khẳng định, Việt Nam luôn tham gia tích cực cùng các thành viên của UNESCO triển khai các hoạt động của UNESCO trên các lĩnh vực thẩm quyền.

Đoàn Việt Nam tham dự Khóa họp lần thứ 215 Hội đồng Chấp hành của UNESCO. (Ảnh: Bộ Ngoại giao)

Đoàn Việt Nam tham dự Khóa họp lần thứ 215 Hội đồng Chấp hành của UNESCO. (Ảnh: Bộ Ngoại giao)

Khóa họp lần thứ 215 của Hội đồng Chấp hành của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra từ ngày 5 đến 19/10 tại Paris với sự tham dự của 58 quốc gia thành viên.

Đây là kỳ họp hằng năm lần thứ hai trong năm của Hội đồng Chấp hành, có nội dung đánh giá tổng kết hoạt động và chi tiêu ngân sách trong 6 tháng đầu năm triển khai Chương trình và Ngân sách giai đoạn 2022-2023 trên các lĩnh vực chuyên môn gồm giáo dục, văn hóa, khoa học, thông tin và truyền thông, các ưu tiên toàn cầu và các nhóm ưu tiên của UNESCO.

Phát biểu tại phiên họp toàn thể, Trưởng đoàn Việt Nam, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chia sẻ đánh giá về tình hình thế giới hiện nay, nhấn mạnh tầm quan trọng, vai trò và đóng góp tích cực của UNESCO trong ứng phó và giải quyết các vấn đề toàn cầu, mới đây nhất đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về chuyển đổi giáo dục tại New York và Hội nghị toàn cầu về chính sách văn hóa và phát triển bền vững (MONDIALCULT) 2022 tại Mexico trong tháng 9/2022.

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Việt Nam luôn tham gia tích cực cùng các thành viên của UNESCO triển khai các hoạt động của UNESCO trên các lĩnh vực thẩm quyền, minh chứng là việc Việt Nam đã tổ chức thành công lễ kỷ niệm 50 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Ninh Bình nhằm cùng cộng đồng quốc tế đưa ra các thông điệp về chính sách vừa bảo tồn vừa phát triển kinh tế-xã hội bền vững,

Hội nghị quốc tế về khoa học, đạo đức và phát triển con người tại Bình Định hưởng ứng Năm quốc tế vì khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững 2022 và sẽ tổ chức Hội nghị toàn cầu về núi lửa tại Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông ngày 24-26/11, lễ kỷ niệm 20 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 2003 trong năm 2023.

*Nhân dịp này, Trưởng Đoàn Việt Nam đã gặp làm việc với Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay, Phó Tổng giám đốc UNESCO Xing Qu và Trợ lý Tổng giám đốc phụ trách đối ngoại Edouard Firmin Matoko để trao đổi việc tăng cường hợp tác nhằm cụ thể hóa Bản ghi nhớ hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2021-2025 và các biện pháp góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác trong thời gian tới.

Lãnh đạo UNESCO đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam thời gian qua, cảm ơn Việt Nam đã tổ chức tốt chuyến thăm chính thức đầu tiên của Tổng giám đốc Audrey Azouley, nhất là sự quan tâm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đối với hợp tác UNESCO nói chung và đối với chuyến thăm của bà Tổng giám đốc nói riêng. Hai bên nhất trí về việc sẽ triển khai các hoạt động cụ thể, hiệu quả tại Việt Nam cũng như thúc đẩy các sáng kiến của UNESCO và đề xuất của Việt Nam với mục tiêu nâng quan hệ hai bên lên tầm cao mới.

Cũng trong dịp này, Trưởng đoàn Việt Nam đã có tiếp xúc bên lề với Chủ tịch Hội đồng Chấp hành, bà Tamarac Rastovac, một số trưởng đoàn các nước trao đổi về hợp tác song phương, các vấn đề cùng quan tâm cũng như phối hợp triển khai chương trình nghị sự của kỳ họp.

Khóa họp 215 của Hội đồng Chấp hành UNESCO sẽ tiếp tục họp đến hết ngày 19/10 và dự kiến thông qua nhiều quyết định quan trọng như các biện pháp thúc đẩy vai trò đi đầu của UNESCO trong điều phối, hỗ trợ thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 4; thông qua Chiến lược toàn diện về Chương trình quản lý biến đổi xã hội giai đoạn 2022-2029; cụ thể hóa Khuyến nghị về đạo đức trong trí tuệ nhân tạo; Khung toàn cầu về khoa học mở…

                                                                                 Theo báo Nhân Dân


Các tin khác


"Báo chí - Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững"

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và phát triển, mối quan hệ hợp tác giữa báo chí và doanh nghiệp ngày càng trở nên mật thiết và không thể tách rời. Có thể nói, "đồng cam cộng khổ” là cách mà báo chí và doanh nghiệp cần thực hiện nhất lúc này để cùng nhau vượt qua khó khăn và phát triển.

Hội thảo công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh

Ngày 30/5, Đảng bộ Khối Các cơ quan (CCQ) tỉnh tổ chức Hội thảo chuyên đề "Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối CCQ tỉnh năm 2024 và các năm tiếp theo".

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước

Ngày 29/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 9 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 29/5, tại Ban Dân tộc tỉnh, đoàn giám sát do đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến nay. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo các ban, sở, ngành liên quan, các Ban của HĐND tỉnh.

Đại hội Hội Luật gia tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 28/5, Hội Luật gia (HLG) tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu HLG tỉnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự đại hội có các đồng chí: Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch HLG Việt Nam; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; 120 đại biểu đại diện cho hơn 800 hội viên toàn tỉnh.

Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục