(HBĐT) - Cho đến nay, trong ký ức của biết bao người còn khắc sâu những kỷ niệm về một thời tình cảm keo sơn gắn bó, bền chặt giữa tỉnh Hòa Bình và Gia Định (nay là TP Hồ Chí Minh) về một thời hào hùng, chia lửa cùng cả nước hướng về miền Nam ruột thịt cho ngày thống nhất non sông. Cách đây 63 năm, thực hiện chủ trương của Đảng và Bác Hồ tại Nghị quyết số 15 của BCH T.Ư Đảng khóa II về việc các tỉnh, thành phố miền Bắc kết nghĩa với các tỉnh, thành phố miền Nam, ngày 3/4/1960, tỉnh Hòa Bình kết nghĩa với tỉnh Gia Định.



Nhân dân Lương Sơn (Hòa Bình) tiễn con em vào Nam chiến đấu (Ảnh tư liệu)

Từ đây, cùng cả nước, quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã có những hành động thiết thực, cụ thể hưởng ứng các phong trào hướng về miền Nam ruột thịt, vì Gia Định thân yêu. Lớp lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình theo tiếng gọi của Đảng hăng hái xung phong lên đường, không tiếc máu xương vì ngày độc lập của cả dân tộc. Phong trào thi đua vì miền Nam ruột thịt, vì Gia Định kết nghĩa với khẩu hiệu: "Gia Định cần người, Hòa Bình có người; Gia Định cần của, Hòa Bình có của”, "Dù cho khe suối có cạn, cây rừng Hòa Bình hết lá thì các dân tộc Hòa Bình vẫn nguyện giữ trọn lòng son sắt với quân dân Gia Định anh em”.

Trong giai đoạn lịch sử ấy, được lên đường chiến đấu, kề vai, sát cánh cùng đồng bào, chiến sỹ miền Nam, đồng bào, chiến sỹ Gia Định là khát vọng và lý tưởng cao đẹp của thanh niên Hòa Bình. Những thanh niên từ các bản làng tòng quân hội tụ dưới bóng rừng ở Ân Nghĩa, Yên Nghiệp (Lạc Sơn) mang tên Tiểu đoàn Hoà Bình II (phiên hiệu 493), Tiểu đoàn III (phiên hiệu 494). Tiểu đoàn II chiến đấu ở chiến trường B2 miền Đông Nam Bộ, Tiểu đoàn III chiến đấu ở chiến trường B4, B5, suốt một dải đất miền Trung nắng gió, đạn lửa... Đã có trên 100 bà mẹ, người vợ chích tay lấy máu viết đơn xin cho chồng, con đi chiến đấu. Từ năm 1965 - 1968, tỉnh Hòa Bình có hơn 1 vạn thanh niên vượt ngàn dặm Trường Sơn vào chi viện chiến trường miền Nam, lập nên những chiến công anh dũng. Nhiều người con Hòa Bình đã anh dũng hy sinh và đóng góp một phần xương máu cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Vì miền Nam, vì Gia Định, đồng bào các dân tộc Hoà Bình nơi hậu phương luôn vững "tay cày, tay súng” hăng say sản xuất và chiến đấu. Mỗi miền quê Hòa Bình đều hăng hái thi đua lao động sản xuất chi viện cho tiền tuyến. Nhiều điển hình xuất hiện trong phong trào "Vì Gia Định thân yêu”. HTX Thịnh Lang (TP Hòa Bình) phát động đợt thi đua đào đắp "mương Củ Chi” dẫn nước về cánh đồng Mộ đạt 5 tấn thóc/năm; huyện Mai Châu phát động trồng cây, gây rừng tạo màu xanh cho quê hương... Trong hoạt động, các mặt công tác, tên Hòa Bình - Gia Định in sâu trong lòng mọi người, cổ vũ thêm sức mạnh cho tinh thần sản xuất, chiến đấu. Vụ mùa Hòa Bình - Gia Định, xưởng cưa Hoóc Môn, đập nước, vườn cây, trường học, tủ sách, nhà máy, đường sá đều mang tên Hòa Bình - Gia Định.

Gia Định - Hòa Bình đã trở thành anh em ruột thịt, thân thiết, gần gũi bên nhau trong đời sống, trong chiến tranh. Mỗi một thắng lợi của đồng bào Gia Định chống Mỹ - Diệm trong Nam càng cổ vũ, thúc đẩy thêm nhiều thắng lợi của đồng bào tỉnh Hòa Bình ra sức xây dựng CNXH ở miền Bắc. Các trận địa phòng không kiên cường lập công như sự đáp lời với những chiến công của chiến sỹ nơi tiền phương. Hình ảnh bà Hồ Thị Bi, nữ đại biểu Quốc hội được Nhân dân tỉnh Hoà Bình bầu với trên 90% phiếu bầu; đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Gia Định và đồng chí Bùi Văn Kín, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình thăm, trồng cây lưu niệm tại xã Bình Sơn (Kim Bôi) vẫn còn in đậm trong tâm trí cán bộ và Nhân dân trong tỉnh. Cùng với Thiếu tướng Tô Ký, Tư lệnh Quân khu 3 và nhiều cán bộ, chiến sỹ Gia Định khác như sứ giả của đồng bào Gia Định hiện hữu trên đất Hoà Bình mến khách, thủy chung, son sắt...

Năm 1969, tỉnh Hòa Bình vinh dự được T.Ư chọn để xây dựng cơ sở Trường cán bộ dân tộc miền Nam tại thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy). Tháng 11/1972, thành lập Trường học sinh dân tộc miền Nam số 11, đặt cơ sở tại huyện Tân Lạc quy mô trên 1.000 học sinh. Những người con quê hương Gia Định khi ra Hòa Bình học tập, công tác nhận được sự đùm bọc thắm tình ruột thịt và coi Hòa Bình là quê hương thứ hai của mình.  Những người con quê hương Hòa Bình ở Gia Định, những cán bộ Gia Định tập kết ra Hòa Bình đã trở thành cầu nối, sợi dây gắn kết bền chặt tình nghĩa keo sơn giữa Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân hai tỉnh… Trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển, cùng với TP Hồ Chí Minh, tỉnh Hòa Bình đã phát huy truyền thống cách mạng, không ngừng đổi mới, giành được nhiều thành tựu quan trọng, tạo đà phát triển cho tương lai.


Chung Lê

Các tin khác


"Báo chí - Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững"

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và phát triển, mối quan hệ hợp tác giữa báo chí và doanh nghiệp ngày càng trở nên mật thiết và không thể tách rời. Có thể nói, "đồng cam cộng khổ” là cách mà báo chí và doanh nghiệp cần thực hiện nhất lúc này để cùng nhau vượt qua khó khăn và phát triển.

Hội thảo công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh

Ngày 30/5, Đảng bộ Khối Các cơ quan (CCQ) tỉnh tổ chức Hội thảo chuyên đề "Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối CCQ tỉnh năm 2024 và các năm tiếp theo".

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước

Ngày 29/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 9 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 29/5, tại Ban Dân tộc tỉnh, đoàn giám sát do đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến nay. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo các ban, sở, ngành liên quan, các Ban của HĐND tỉnh.

Đại hội Hội Luật gia tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 28/5, Hội Luật gia (HLG) tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu HLG tỉnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự đại hội có các đồng chí: Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch HLG Việt Nam; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; 120 đại biểu đại diện cho hơn 800 hội viên toàn tỉnh.

Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục