(HBĐT) - Hà Giang đang là điểm hẹn của bao du khách gần xa. Miền đất văn hóa, miền đất lịch sử… với nhiều điểm đến ấn tượng, độc đáo, đặc sắc khó quên. Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên (thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên) là một trong những "địa chỉ đỏ” của du khách khi đến Hà Giang. Mới đây, được tham gia cuộc thỉnh chuông tại khu nghĩa trang trong một sáng yên lành là một kỷ niệm đặc biệt trong hành trình về miền biên viễn này. Tiếng cán bộ quản lý nghĩa trang, tiếng 9 tiếng chuông ngân xa, ngân xa về miền xa thẳm khiến mỗi thành viên trong đoàn rưng rưng xúc động, chung cảm nghĩ lớn lao về những hy sinh của bao liệt sỹ đã ngã xuống nơi biên cương Tổ quốc.


Hàng năm, các cựu chiến binh ở mọi miền đất nước về Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang) dâng hương, tưởng nhớ  đồng đội đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc. 

Sáng sớm đã có rất đông các đoàn khách từ Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hòa Bình… đến nghĩa trang dâng hương. Có người là cán bộ thuộc các sở, ngành, có người là cựu chiến binh hoặc chỉ là lữ khách. Nén hương trên tay thành kính thắp lên từng ngôi mộ có tên, những ngôi mộ chưa xác định được thông tin, ngôi mộ tập thể duy nhất (các liệt sỹ hy sinh tại hang Sập, bình độ 400, thôn Giang Nam, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên)... Vang trong không gian câu hát da diết của tác giả Trương Quý Hải "Về đây đồng đội ơi”: Về đây đồng đội ơi, người chiến sỹ sư đoàn. Hà Giang đã ngưng chiến trận. Về đây đồng đội ơi, những chiến hữu đơn vị bạn. Đài hương 468 ta hội quân. Hãy về đồng đội ơi! Còn nằm khe đá hay thung sâu. Về đây có nhau, như nguyện ước chiến hào… Hãy về đồng đội ơi”. Chị Nguyễn Thanh (TP Hòa Bình) chia sẻ: "Đến đây xúc động thực sự trước bao hy sinh, mất mát của các anh hùng, liệt sỹ. Họ đã ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất nơi biên cương, trong đó có cả những người con của Hòa Bình… Thấy những dòng tên, năm sinh, tên xóm, huyện của liệt sỹ ở các địa phương trên địa bàn tỉnh nhà mà không cầm lòng nổi…”.

 Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên nằm cạnh quốc lộ 2, tựa lưng vào dãy Tây Côn Lĩnh, phía trước hướng về dòng sông Lô dạt dào sóng nước về xuôi… Nghĩa trang xây dựng năm 1990, được tu bổ, nâng cấp có quy mô hơn từ năm 2004. Đây là nơi yên nghỉ của hơn 1.800 liệt sỹ hy sinh tại mặt trận Hà Giang (Vị Xuyên, Yên Minh, Mèo Vạc…) trong giai đoạn 1979 - 1989… Trong đó, mặt trận Vị Xuyên trở thành tâm điểm, là địa phương "đi trước, về sau” trên tuyến đầu chống quân xâm lược. Biết bao hồi ký, bài báo, ký ức của người chiến sỹ từng sống, chiến đấu ở Vị Xuyên khiến bất cứ ai được biết đều xúc động, cảm phục và được nhân lên niềm tin chiến thắng khi được biết những gian khổ, hy sinh mà quân và dân Vị Xuyên trong suốt 10 năm ròng. Hôm nay đây, những lời kể về thời ác liệt, nóng bỏng đó vẫn tươi nguyên… Những trận đánh khốc liệt, những trận pháo kích mù trời khiến những ngọn núi đá cũng mòn vẹt đi, nhưng người chiến sỹ vẫn kiên cường bám trụ giành giật các cao điểm từ tay quân thù. Dòng chữ khắc ghi "sống bám đá, chết hoá đá thành bất tử” của anh hùng liệt sỹ Nguyễn Viết Ninh (dân tộc Mường, quê Yên Lập, Phú Thọ), thuộc Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356 trở thành tâm niệm, quyết tâm của bao chiến sỹ. Những cao điểm 1509, 1100, 772, Đồi Đài, Cô Ích, Bốn Hầm, hang Dơi, hang Làng Lò, Đài hương 468… giờ là những "địa chỉ đỏ” nằm lòng các chiến sỹ từng cầm súng bảo vệ biên cương. Những ngày tháng oanh liệt và bi hùng đó không thể nào quên. Hàng năm, vào ngày 12/7, những cựu chiến binh từ các miền quê lại trở về Vị Xuyên để thắp hương và tưởng nhớ ngày "giỗ trận” - ngày 12/7/1984, hàng trăm chiến sỹ đã hy sinh để giành lại các cao điểm 685, 1509, 772, 1030. Suốt những năm tháng biên giới Vị Xuyên không bình yên đó, đã có hơn 4.000 cán bộ, chiến sỹ đã anh dũng hy sinh và cho đến nay, trên tuyến Vị Xuyên vẫn còn hơn 1.000 liệt sỹ chưa được tìm thấy, chưa thể cất bốc, quy tập. 

Phía không xa kia là biên giới, là những địa danh thuộc huyện Vị Xuyên gắn liền với những trận đánh khốc liệt với tiếng bom mìn, đạn pháo năm nào. Hôm nay, màu xanh bình yên, màu xanh biên giới trải dài vang khúc hát xây dựng cuộc sống mới của người dân vùng biên. Nhưng bất cứ ai tùng đến nơi đây đều không thể quên: Bao người lính đã tạc đời mình vào đá núi Vị Xuyên, tạc vào đất đai cương thổ nơi miền biên viễn. Chính vì thế mà tiếng chuông tri ân, đồng vọng, tiếng chuông hoà bình cứ ngân vang vọng vùng biên cương, vang vọng trong tâm hồn mỗi người.

Bùi Huy


Các tin khác


Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

(HBĐT) - Tiếp tục Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, sáng 25/5, Quốc hội thảo luận tại Tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận; quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận; việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 của chương trình mục tiêu quốc gia; việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022; chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Cán bộ trẻ cần nêu cao trách nhiệm, biết đấu tranh trước biểu hiện né tránh công việc

Chiều 25/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã gặp mặt thân mật và biểu dương 75 đại biểu tham dự Liên hoan Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác Khối các cơ quan Trung ương năm 2023.

Huyện Tân Lạc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW

(HBĐT) - Ngày 25/5, Huyện uỷ Tân Lạc tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Đại hội đại biểu Hội Nông dân huyện Kim Bôi lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023 – 2028

(HBĐT) - Trong 2 ngày 24 - 25/5, Hội Nông dân (HND) huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Dự đại hội có 115 đại biểu đại diện cho trên 18.700 cán bộ, hội viên nông dân (HVND) trong huyện.

Kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII tại Sở Giáo dục và Đào tạo

(HBĐT) - Ngày 25/5, đoàn kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 do đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết tại Sở GD&ĐT. Tham gia đoàn kiểm tra có các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy: Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Thắng, Bí thư Thành ủy Hoà Bình; đồng chí Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII tại Sở Y tế

(HBĐT) - Chiều 25/5, đoàn công tác của BTV Tỉnh ủy do đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tại Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục