Những hộ ở vùng khó khăn xa khu dân cư điều kiện kinh tế khó khăn cần được di dân đến vùng thuận lợi

Những hộ ở vùng khó khăn xa khu dân cư điều kiện kinh tế khó khăn cần được di dân đến vùng thuận lợi

(HBĐT) - Triển khai Quyết định 33/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2007 đến nay, Ban Dân tộc tỉnh đã thực hiện được 2 dự án định canh, định cư tập chung và cơ bản hoàn thành 5 dự án định canh, định cư xen ghép, tổ chức di dân cho 100 hộ khó khăn.

 

Gia đình ông Đinh Văn Băng ở xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc là một hộ nghèo. Những năm trước, do không có điều kiện kinh tế nên gia đình ông phải ở trong một căn nhà tạm cách trung tâm xóm khoảng 2 cây số. Ở đây không có đường, không có điện xa trường học, nhà văn hóa. Đầu năm 2009, triển khai Quyết định 33QĐ/TTg của Thủ tướng Chính Phủ, Chi cục ĐC-ĐC đã hỗ trợ di dời về khu dân cư xóm. Ngoài được hỗ trợ ông, đã vay thêm tiền của anh em, hàng xóm xây lên căn nhà trị giá trên 20 triệu đồng. Sau một năm, cuộc sống gia đình ông đã ổn định chỗ ăn chỗ ở và đất sản xuất. Ông Xa Văn Cầu, Chủ tịch UBND xã Cao Sơn cho biết: Trong tổng số hơn 300 hộ nghèo của xã thì có 17 hộ xa khu dân cư nên mọi điều kiện về điện, đường rất khó khăn. Trong hai năm (2008 -2009) Chi cục ĐC-ĐC đã triển khai di dời những hộ này về gần khu dân cư để thuận lợi sinh hoạt và sản xuất. Đến nay, hầu hết các hộ đã có nhà ở kiên cố, yên tâm làm ăn trên mảnh đất mới của mình. Tại những nơi ở cũ thì sử dụng làm đất sản xuất.  

Dự án ĐC-ĐC bản Cang, xã Pà Cò, huyện Mai Châu đã tổ chức hỗ trợ di dân cho 12 hộ, hỗ trợ 1 cán bộ khuyến nông khuyến lâm, 1 cán bộ y tế thôn bản, xây dựng 1 mô hình lợn giống mới. Xây dựng được 3 công trình đường giao thông, 1 công trình nước sinh hoạt,1 công trình điện, 1 trường tiểu học và 1 công trình san lấp mặt bằng. Dự án ĐC-ĐC khu bãi nghĩa xóm Mừng, xã Xuân Phong, huyện Cao Phong đã thực hiện được công trình giao thông. 5 dự án ĐC-ĐC xen ghép đã tổ chức di dời các hộ ở huyện Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong, Kim Bôi xa điểm dân cư, nơi ở, đất sản xuất không ổn định… về nơi ở gần điểm khu dân cư, thuận lợi ổn định được cuộc sống...

 

Ông Phạm Tiến Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục ĐC-ĐC cho biết: Qua hơn 3 năm triển khai di dân cho thấy, muốn thực hiện tốt chính sách này thì việc đầu tiên là cần làm tốt việc tuyên truyền, vận động cho bà con hiểu được mục đích việc di dân. Phân tích kỹ cho họ những khó khăn, thuận lợi khi về nơi ở mới. Khi chọn nơi ở mới cần phù hợp phong tục tập quán sống, sản xuất của bà con. Nơi ở mới phải gần họ hàng dòng tộc. Đối với điểm ĐC-ĐC tập chung thì đất ở để địa hình tự nhiên. Nhiều bà con không thích đất ở bằng phẳng, họ muốn làm nhà dựa địa hình tự nhiên vì có người thích ở trên cao, người thích ở dưới thấp. Về cơ sở hạ tầng cần được làm tốt để khi về nơi ở mới, họ thấy được điều kiện sống, sản xuất tốt hơn hẳn nơi ở cũ. Khi về nơi ở mới phải chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con để họ thích nghi với điều kiện canh tác mới.

 

Những năm qua, chính sách di dân định canh định cư đã tạo điều kiện cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số có nơi ở ổn định, có đủ điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói, giảm nghèo; góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và giữ vững an ninh - chính trị, trật tự - an toàn xã hội tại các địa phương.

 

                                                                               Việt Lâm

 

Các tin khác


"Báo chí - Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững"

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và phát triển, mối quan hệ hợp tác giữa báo chí và doanh nghiệp ngày càng trở nên mật thiết và không thể tách rời. Có thể nói, "đồng cam cộng khổ” là cách mà báo chí và doanh nghiệp cần thực hiện nhất lúc này để cùng nhau vượt qua khó khăn và phát triển.

Hội thảo công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh

Ngày 30/5, Đảng bộ Khối Các cơ quan (CCQ) tỉnh tổ chức Hội thảo chuyên đề "Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối CCQ tỉnh năm 2024 và các năm tiếp theo".

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước

Ngày 29/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 9 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 29/5, tại Ban Dân tộc tỉnh, đoàn giám sát do đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến nay. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo các ban, sở, ngành liên quan, các Ban của HĐND tỉnh.

Đại hội Hội Luật gia tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 28/5, Hội Luật gia (HLG) tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu HLG tỉnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự đại hội có các đồng chí: Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch HLG Việt Nam; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; 120 đại biểu đại diện cho hơn 800 hội viên toàn tỉnh.

Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục