Tiến sỹ Bùi Ỉnh, Chủ tịch Hội Sử học tỉnh.

Tiến sỹ Bùi Ỉnh, Chủ tịch Hội Sử học tỉnh.

(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, phóng viên Báo Hoà Bình điện tử đã có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Bùi Ỉnh, Chủ tịch Hội Sử học tỉnh Hoà Bình xung quanh sự kiện khởi nghĩa thành giành chính quyền thắng lợi của tỉnh Tháng Tám năm 1945 và vai trò, ý nghĩa của công tác giáo dục truyền thống.

 

PV: Xin Tiến sỹ giới thiệu khái quát những sự kiện nổi bật của tỉnh ta trong thời điểm khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân tháng 8-1945?

 

TS Bùi Ỉnh : Trước yêu cầu của Cách mạng, tháng 1/1945, Trung ương Đảng quyết định thành lập Ban cán sự Đảng tỉnh Hoà Bình, do đồng chí Vũ Thơ làm Bí thư. Ban cán sự Đảng đã vận dụng sáng tạo chủ trương của Trung ương giác ngộ quần chúng; đặc biệt là nhà Lang đi theo cách mạng, ủng hộ Việt Minh. Giữa lúc phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân Việt Nam, trong đó có quần chúng nhân dân tỉnh Hoà Bình đang dâng lên mạnh mẽ, thì tại châu Âu, phát xít Đức bị thất bại hoàn toàn. Tại châu Á, ngày 14/8/1945, Chính phủ Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

 

Thời cơ đã đến, ngày 18/8/1945, lênh khởi nghĩa đã truyền tới Hoà Bình. Chớp thời cơ, Ban chỉ  đạo khởi nghĩa đã phát lệnh khởi nghĩa cho các cơ sở cách mạng trong toàn tỉnh; chọn Châu Lạc Sơn làm điểm mở đầu khởi nghĩa. Ngày 20/8/1945, từ chiến khu Mường Khói, quân khởi nghĩa rầm rộ tiến ra giành chính quyền ở Vụ Bản ( Lạc Sơn ). Viên tri Châu nhanh chóng đầu hàng. Ban chỉ huy khởi nghĩa đã tổ chức mít tinh, tuyên bố xoá bỏ chính quyền cũ, lập chính quyền cách mạng. Thừa thắng quân khởi nghĩa tiến thẳng ra Mãn Đức (Tân Lạc), Cao Phong, phối hợp với lực lượng cách mạng ở chiến khu Cao Phong- Thạch Yên, tiến ra thị xã Hoà Bình.

 

Ngày 22/8/1945, chi bộ Đảng ở Phố Đúng và Mặt trận Việt Minh thị xã Hoà Bình đã phát động quần chúng nhân dân nổi dậy giành chính quyền ở Châu lỵ Kỳ Sơn (nay là địa điểm trụ sở UBND tỉnh). Một đội quân khác từ Chiến khu Hiền Lương- Tu Lý cũng nổi dậy tiến ra thị xã Hoà Bình, phối hợp với các lực lượng cách mạng giành chính quyền ở tỉnh lỵ (bờ trái Sông Đà, khu Cầu Đúng ngày nay ).

 

Trước khí thế cách mạng của quần chúng nhân dân, kẻ thù hầu như bị tê liệt, 14 giờ ngày 23/8/1945, quân khởi nghĩa vượt sông Đà đánh chiếm tỉnh lỵ. Chiều ngày 23/8/1945, cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Phủ bộ đường, tuyên bố xoá bỏ chính quyền cũ, Uỷ ban quân sự cách mạng ra mắt trước đông đảo quần chúng nhân dân. Giành chính quyền thắng lợi ở tỉnh lỵ đã thúc đẩy khởi nghĩa giành chính quyền các nơi trong tỉnh

 

Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ và tất cả các châu trong tỉnh Hoà Bình diễn ra trong vòng 7 ngày ( từ 20/8/1945 đến 26/8/1945 ) đều thắng lợi nhanh gọn và không đổ máu; chính quyền cách mạng lâm thời được thành lập, mở ra một thời kỳ mới: dước sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình chính thức được làm chủ trên quê hương của mình.

 

PV: Tiến sỹ đánh giá thế nào về vai trò, ý nghĩa và kết quả của công tác giáo dục lịch  sử truyền thống của tỉnh ta trong thời gian qua?

 

 TS, Bùi Ỉnh: Công tác giáo dục lịch sử truyền thống của Đảng, của dân tộc ở tỉnh ta trong thời gian qua đã huy động được sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị; được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang và được toàn dân hưởng ứng. Nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục truyền thống phong phú, sinh động như tổ chức các lễ kỷ niệm, ôn lại lịch sử truyền thống; hành hương về nguồn, sân khấu hóa, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng Báo Hoà Bình, Đài PT-TH tỉnh, Báo Văn nghệ Hoà Bình, chiếu phim, băng hình, đã được sử dụng rộng rãi và đạt hiệu quả cao... Nhiều bài viết, băng hình giới thiệu truyền thống lịch sử của đất nước, của tỉnh, gương các anh hùng, liệt sỹ, người tốt việc tốt phát huy truyền thống của đất nước quê hương... giới thiệu Bác Hồ với Hòa Bình, Hoà Bình với Bác Hồ nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của Người... đã được tuyên truyền rộng rãi và được nhân dân hoan nghênh.

 

Công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử cách mạng, lịch sử truyền thống các huyện, thành phố và các ngành đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể quan tâm chỉ đạo và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Đến nay, toàn tỉnh ta đã xuất bản được hàng chục ấn phẩm lịch sử Đảng bộ, lịch sử cách mạng và truyền thống cách mạng. Trong đó đã xuất bản cuốn lịch sử Đảng bộ tỉnh Hoà Bình tập I, II; Đảng bộ tỉnh Hoà Bình qua các kỳ Đại hội. Về cơ bản, các huyện, thành phố đã biên soạn và xuất bản lịch sử Đảng bộ đến năm 1995 và đang nghiên cứu, biên soạn thời kỳ 1995-2005. Nhiều xã đã tổ chức sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương. Chủ động đưa lịch sử địa phương vào giảng dạy cho học sinh ở các trường phổ thông, năm 2007, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo xuất bản cuốn giáo trình lịch sử tỉnh Hoà Bình (1886-2000) và cuốn sách hướng dẫn giảng dạy lịch sử địa phương trong các trường phổ thông trong tỉnh.

 

Giáo dục truyền thống đã góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng về chính trị tư tưởng, xây dựng ý chí quyết tâm và phát huy truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh ta. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Hòa Bình đối với phong trào cách mạng địa phương, trên cơ sở đó tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm lịch sử trong lãnh đạo và chỉ đạo. Đồng thời, góp phần đấu tranh chống lại các thế lực thù địch âm mưu xuyên tạc lịch sử, chống lại Đảng ta và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong mỗi người. góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ đổi mới.

 

PV: Giáo dục lịch sử, truyền thống có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhất là đối với thế hệ trẻ. Tiến sỹ cho biết định hướng của tỉnh ta về nhiệm vụ này trong thời gian tới?

 

TS Bùi Ỉnh: Sinh thời, Bác Hồ đã từng nói Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống lịch sử là để giúp nhân dân, nhất là thanh thiếu niên, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tha thiết với nền độc lập của Tổ quốc, với sự tồn vong của dân tộc trong mỗi người, từ đó kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng của cha anh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

 

Giáo dục lịch sử, truyền thống trong thời gian tới cần làm cho mọi cán bộ, đảng viên và toàn dân hiểu về Đảng, thực tiễn lịch sử, lý luận về con đường cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng; những bài học và lý luận về xây dựng Đảng; học cách đối nhân xử thế từ kinh nghiệm của những người đi trước. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, không chỉ có những thuận lợi mà còn có cả những khó khăn to lớn do hoàn cảnh trong và ngoài nước đặt ra. Bởi vậy, giáo dục lịch sử, truyền thống cho thế hệ trẻ phải đặc biệt giáo dục lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống. Ngăn chặn xu hướng coi nhẹ giáo dục chính trị, tư tưởng, xa rời định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục nhân cách, kỹ năng và phương pháp làm việc; phát triển năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm cho thế hệ trẻ có đủ khả năng và bản lĩnh thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thế giới. Bồi dưỡng cho thanh thiếu niên lòng yêu nước nồng nàn, tự hào, tự tôn dân tộc và khát vọng mãnh liệt về xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phaỉ làm cho thế hệ trẻ thấu hiểu sâu sắc: Truyền thống cách mạng là nền tảng vững chắc để xây dựng đất nước,  quê hương phồn vinh và phát triển./.

 

PV: Xin cảm ơn Tiến sỹ!

 

                                                                                       Đức Phượng 

                                                                                     (Thực hiện)

 

Các tin khác


"Báo chí - Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững"

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và phát triển, mối quan hệ hợp tác giữa báo chí và doanh nghiệp ngày càng trở nên mật thiết và không thể tách rời. Có thể nói, "đồng cam cộng khổ” là cách mà báo chí và doanh nghiệp cần thực hiện nhất lúc này để cùng nhau vượt qua khó khăn và phát triển.

Hội thảo công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh

Ngày 30/5, Đảng bộ Khối Các cơ quan (CCQ) tỉnh tổ chức Hội thảo chuyên đề "Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối CCQ tỉnh năm 2024 và các năm tiếp theo".

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước

Ngày 29/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 9 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 29/5, tại Ban Dân tộc tỉnh, đoàn giám sát do đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến nay. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo các ban, sở, ngành liên quan, các Ban của HĐND tỉnh.

Đại hội Hội Luật gia tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 28/5, Hội Luật gia (HLG) tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu HLG tỉnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự đại hội có các đồng chí: Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch HLG Việt Nam; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; 120 đại biểu đại diện cho hơn 800 hội viên toàn tỉnh.

Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục