Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 - Ảnh tư liệu

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 - Ảnh tư liệu

Cuộc tổng khởi nghĩa bùng nổ và giành thắng lợi nhanh chóng ở Thủ đô ngày 19/8/1945 đã đưa toàn dân ta tiến lên giành chính quyền trong cả nước, đập tan chế độ thực dân phong kiến, lập nên một nhà nước do dân, vì dân lần đầu tiên xuất hiện ở đất nước ta cũng như trong khu vực.

 

Chiều 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trong Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên bố: “…Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm để gây dựng nên nước Việt  Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa".

Cách mạng Tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam: kỷ nguyên bằng nội lực của chính mình, lấy sức mạnh tự lực cánh sinh của toàn dân để vùng lên làm chủ đất nước, sánh vai với các nước năm châu.

Bài học thứ nhất của Cách mạng Tháng Tám là bài học về sự vận dụng đại đoàn kết toàn dân để giành chính quyền ít đổ máu.

Bài học thứ hai của Cách mạng Tháng Tám còn là bài học về công cuộc xây dựng một chính quyền do dân, vì dân có sức mạnh không gì bẻ gãy được để thực hiện một công cuộc giải phóng xã hội thực sự và rộng lớn.

Trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945, những khái niệm thiêng liêng về bình đẳng, tự do đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh mở rộng nội hàm từ phạm vi cá nhân ra phạm vi dân tộc, tính khái quát thực sự đã được khai triển rộng lớn hơn.

Sau khi trân trọng trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ năm 1776 và bản Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp năm 1789, Người đã nhấn mạnh: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".

Bản Tuyên ngôn Độc lập 65 năm trước đã đặt nền móng không chỉ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, mà còn đặt nền móng vững chắc cho công cuộc giải phóng xã hội.

Nếu như ở Mỹ, trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1776, có cụm từ “all men” (có nghĩa là tất cả mọi người đàn ông) nên quyền bầu cử hơn 100 năm sau chỉ là độc quyền của đàn ông, cho đến sau đại chiến thế giới thứ hai, phụ  nữ Mỹ  mới có quyền bầu cử.

Hiến pháp năm 1946, tuy chỉ cô đọng trong 70 điều khoản, nhưng nó đã là một Hiến pháp làm khuôn mẫu cho việc xây dựng một nhà nước pháp quyền do dân, vì dân - Ảnh tư liệu

Còn ở Việt Nam, ngay trong tháng 9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký các sắc lệnh tổ chức Tổng tuyển cử cho toàn dân không phân biệt nam nữ, dân tộc, thành phần giai cấp.

Cuộc Tổng tuyển cử được thực hiện ngay đầu năm 1946 đã là một cuộc phổ thông đầu phiếu tự do, rộng rãi cho toàn dân, một cuộc bầu cử thực sự dân chủ đứng ở hàng đầu tiến bộ trên thế giới. Nó đã được tiến hành theo một phương châm tiến bộ nhất, theo chỉ đạo của Hồ Chủ tịch, là làm cuộc “cách mạng đến nơi; nghĩa là: cách mạng rồi thì quyền phải giao cho dân chúng số nhiều vì dân chúng phải được hưởng cái tự do, bình đẳng thật”.

Hiếm có một cuộc cách mạng nào chỉ trong vòng một năm, mà lực lượng cách mạng đã thiết lập nên một chế độ chính trị, một nhà nước và chính quyền nhân dân trong toàn quốc, do chính từng người dân xây dựng nên.

Bài học thứ ba của Cách mạng Tháng Tám không phải chỉ là bài học xây dựng một chính quyền do dân, mà còn là bài học về việc xây dựng một chính quyền vì dân, đáp ứng được  nguyện vọng thực thi công cuộc giải phóng xã hội, giải phóng con người.

Quyền công dân và quyền con người thực sự đã được ghi nhận thành những nguyên tắc cao nhất của bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được Quốc hội khóa I thông qua trong kỳ họp đầu tiên năm 1946.

Đối với thế giới, quyền công dân và quyền con người là thành quả phát triển của nền văn minh nhân loại. Chỉ khi các nước bước ra khỏi “đêm trường Trung cổ” bước sang thời đại văn minh mới có các khái niệm về quyền công dân, xã hội công dân và quyền con người. Tuy nhiên, ở mỗi nước, mỗi thời kỳ, khái niệm về các quyền ấy vẫn hạn hẹp.

Sau Tuyên ngôn Độc lập năm 1776, chế độ nô lệ vẫn tồn tại ở nước Mỹ. Sau Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 ở Pháp, quyền bình đẳng trong bầu cử, ứng cử của người theo đạo Do Thái, của người không có tài sản vẫn không được thừa nhận. Trong phạm vi thế giới, quyền con người vẫn chỉ thuộc về một số ít dân tộc gọi là “văn minh”.

Còn ở Việt Nam, ngay sau Cách mạng Tháng Tám 1945, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về lý luận cũng như kỹ năng lập hiến, lập pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo việc nhanh chóng xây dựng Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với những tư tưởng tiên tiến nhất của nhân loại.

Hiến pháp năm 1946, tuy chỉ cô đọng trong 70 điều khoản, nhưng nó đã là một Hiến pháp làm khuôn mẫu cho việc xây dựng một nhà nước pháp quyền do dân, vì dân.

Tuân thủ nguyên tắc đảm bảo các quyền tự do, dân chủ, Hiến pháp 1946 rất chú trọng đến chế định quyền công dân.

Hiến pháp có 7 chương thì riêng một chương 2 được dành cho chế định các quyền công dân và quyền tự do trong đời sống xã hội. Điều 10 của Hiến pháp quy định:

“ Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”.

Phải nói rằng Hiến pháp năm 1946 là một bản Hiến pháp dân chủ, rộng rãi, mặc dù hoàn cảnh xã hội có những nét phức tạp khó khăn riêng.

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân được pháp luật ghi nhận trong điều 6 và điều 7. Và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, phụ nữ được ngang quyền với nam giới trong mọi phương diện.

Về kỹ thuật lập pháp, Hiến pháp năm 1946 là một bản Hiến pháp cô đọng, khúc chiết, mạch lạc và dễ hiểu với tất cả mọi người.

Mặc dù theo diễn biến của dòng chảy lịch sử, nước ta còn có các Hiến pháp 1959, 1980 và hiện nay là Hiến pháp 1992 kế thừa và phát huy những nguyên tắc hiến định của Hiến pháp 1946, nhưng bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 sẽ mãi mãi được ghi nhận là thành quả rực rỡ của tinh thần cách mạng dân tộc dân chủ trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Theo Chinhphu

 

Các tin khác


"Báo chí - Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững"

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và phát triển, mối quan hệ hợp tác giữa báo chí và doanh nghiệp ngày càng trở nên mật thiết và không thể tách rời. Có thể nói, "đồng cam cộng khổ” là cách mà báo chí và doanh nghiệp cần thực hiện nhất lúc này để cùng nhau vượt qua khó khăn và phát triển.

Hội thảo công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh

Ngày 30/5, Đảng bộ Khối Các cơ quan (CCQ) tỉnh tổ chức Hội thảo chuyên đề "Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối CCQ tỉnh năm 2024 và các năm tiếp theo".

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước

Ngày 29/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 9 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 29/5, tại Ban Dân tộc tỉnh, đoàn giám sát do đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến nay. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo các ban, sở, ngành liên quan, các Ban của HĐND tỉnh.

Đại hội Hội Luật gia tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 28/5, Hội Luật gia (HLG) tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu HLG tỉnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự đại hội có các đồng chí: Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch HLG Việt Nam; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; 120 đại biểu đại diện cho hơn 800 hội viên toàn tỉnh.

Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục