Dù không phải Tết dân tộc nhưng đêm giao thừa tết dương lịch tại Hội An luôn tưng bừng

Dù không phải Tết dân tộc nhưng đêm giao thừa tết dương lịch tại Hội An luôn tưng bừng

Dù không phải ngày tết cổ truyền, song không khí sắc xuân vẫn ngập tràn trên nhiều con phố, người dân Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ... đổ ra đường vui chơi chờ đón đón năm mới 2011.

 

Tại Hà Nội, hơn 23h đêm, khu vực xung quanh Hồ Gươm được trang hoàng lung linh, rực rỡ trong sắc ánh đèn màu cùng với những lời chúc mừng. Trong cái se lạnh của mùa đông hàng ngàn người vẫn rảo bước quanh hồ đón chờ thời khắc giao thừa.
 
Hàng trăm người có mặt ở khu vực hồ Gươm trong đêm giao thừa

 

Tại vườn hoa Lý Thái Tổ, nhiều người thành khính thắp nèn tâm hương dưới chân tượng đài trước thời khắc chuyển sang năm mới. “Giao thừa năm nào gia đình chúng tôi cũng ra tượng đài cầu mong sự bình an, con cháu học giỏi”, chị Hằng ở Mai Động cho biết.

 

Khu vực Nhà hát Lớn, một sân khấu ngoài trời lộng lẫy được dựng lên để đón trào năm mới. Các tiết mục nghệ thuật đặc sắc do ca sĩ trong và ngoài nước trình bày thu hút hàng ngàn người đến cổ vũ.

 

Càng gần thời khắc giao thừa, dòng người từ các ngả đường đổ về khu vực trung tâm TP càng đông.

 

Đúng 0h, mọi người từ già tới trẻ ở khắp nơi hân hoan chào đón năm mới, khắp nơi rộn tiếng tiếng cười và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
 
Bố và con đi tìm niềm vui trong thời khắc giao thừa. (Ảnh: Phong Nguyên)

 

Tại TPHCM, từ 18h, ngay tại tượng đài Bác Hồ trước UBND TP.HCM, nơi được xem là trái tim của thành phố đã được trang hoàng lộng lẫy với những cánh sen, đài hoa ấn tượng. Khác với mọi năm, tết tây năm nay tiết trời se lạnh càng khiến nhiều người dân Sài thành cảm thấy thích thú khi đón xuân trong tiết trời đặc biệt như thế.

 

Ngoài ra tại rất nhiều khu vực quận trung tâm được trang hoàng lộng lẫy, đèn đuốc sáng choang, xanh đỏ lấp lánh như sân khấu 23/9, Dinh Thống Nhất, Nhà hát Thành phố, đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi... là những nơi thu hút nhiều khách tham quan nhất trong đêm giao thừa.
 
Chùm pháo bông như mưa sao băng trên sông Sài Gòn

 

Chị Hoàng Thị Tân, nhà ở quận 12 dù bị kẹt xe đến hơn 1 tiếng mới vào được khán đài ở đường Nguyễn Huệ nhưng vẫn tỏ ra hào hứng chia sẻ "Năm nay được đếm ngược thời gian đón chào năm mới nên cả nhà tôi không thể bỏ qua. Sợ kẹt xe nên tôi đã cùng gia đình đến đây (khu vực đường hoa Nguyễn Huệ) từ rất sớm. Chúng tôi rất thích cảm giác chuyển giao thế này”

 

Lượng phương tiện đổ về trung tâm thành phố quá lớn nên rất nhiều điểm giữ xe tự phát mọc lên. Anh Hoàng Trọng Tính cho biết: “Để vào được đường Nguyễn Huệ không thể đi xe vào nên tôi phải gửi ở đường Đồng Khởi, vì đi xe tay ga nên bị hét 30 ngàn đồng. Người bạn tôi gửi xa hơn nên chỉ có 20 ngàn. Mỗi nơi một giá, nhưng mỗi năm chỉ có một lần nên đành chấp nhận.”
 
Tất cả các đường lớn tại trung tâm thành phố đều kẹt cứng người

 

Qua khảo sát của phóng viên, do năm nay để đảm bảo cho sự kiện đếm ngược thời gian thuận lợi nên thành phố đã cấm phương tiện qua lại một số tuyến đường quanh khu vực đường Nguyễn Huệ từ tối 31/12 đến rạng sáng 1/1/2011. Chính vì thế nhu cầu gửi xe ở quận 1 đã khó khăn nay càng khó hơn nhiều lần. Dẫn đến cơ hội thu lời của một số cá nhân giữ xe tự phát.

 

Tuy nhiên, tất cả những khó khăn đó cũng không thể ngăn được dòng người đổ dồn về phía hai địa điểm bắn pháo hoa chào năm mới tầm thấp tại cầu Thủ Thiêm (Q.2) và Công viên Văn hóa Đầm Sen (Q.11). Đây chính là sự kiện được chờ đón nhất trong đêm cuối năm 2010, ngay từ khoảng 10h, các ngả đường dẫn về hai địa điểm bắn pháo bông đã bị lấp kín, còn những địa điểm cao gần đó thì đã đông nghẹt người “chiếm lĩnh” vị trí tốt để quan sát.

 

Dọc theo sông Sài Gòn và nhất là cảng Sài Gòn, hàng ngàn người dân đã xếp hàng từ sớm và tỏ ra khá trật tự, ai cũng háo hức với viễn cảnh được nhìn thấy pháo bông tỏa sáng trên sông Sài Gòn.
 
Từ sớm, những vị trí cao và gần như cầu Khánh Hội đã bị "chiếm lĩnh" hết
 
 
Cảng Sài Gòn cũng làm một điểm đến ưa thích của người dân. (Ảnh: Phan Anh)

 

Tại Thanh Hóa, ngay từ chiều 31/12, nhiều gia đình đã đi mua sắm và trang trí cho ngôi nhà mình một diện mạo mới để đón chào mùa xuân và mong một năm mới may mắn và thành công. Tại khu vực tượng đài Lê Lợi, hàng trăm bạn trẻ đến vui chơi và tô tượng cùng người thân.

 

Thời tiết trong đêm giao thừa tại Thanh Hóa se lạnh, nhưng không ngăn nổi dòng người đổ ra đường chào đón một mùa xuân mới, nhất là tại khu vực trường Đại học Hồng Đức, nhiều nhóm sinh viên tổ chức ra đường đón giao thừa và hái lộc.
 
Bạn trẻ Xứ Thanh chọn trò chơi tô tượng trong thời khắc giao thừa

 

Bạn Hoa, sinh viên trường Đại học Hồng Đức tâm sự: "Năm nay tết dương đúng vào dịp thi học phần nên tụi em không về quê mà ở lại ôn thi, trong xóm trọ đã tổ chức ăn tất niên và thức đợi đến giao thừa để hái lộc mong năm mới học hành tốt hơn. Năm nay các bạn ở lại nhiều nên vui lắm".

 

Tại Trung tâm thương mại Thanh Hóa số lượng khách hàng đi mua sắm tăng hơn nhiều so với những ngày bình thường. Ai cũng nô nức với niềm vui sắp đến tết không khác gì tết cổ truyền của dân tộc.
 
Nhiều em nhỏ cũng ra đường đón giao thừa cùng người thân. (Ảnh: Duy Tuyên)

 

Tại Quảng trường Lam Sơn đã diễn ra chương trình ca múa nhạc chào đón năm mới 2011, thu hút hàng ngàn người dân thành phố Thanh Hóa đến xem.

 

Ghi nhận của phóng viên Dân trí, trên các ngả đường của thành phố Thanh Hóa, khi thời khắc giao thừa đã điểm, hàng ngàn người dân thành phố, nhất là các bạn trẻ nô nức ra đường chào năm mới.
 
Tại Cần Thơ, tối 31/12, hàng ngàn người dân Cần Thơ hòa cùng các nghệ sĩ, diễn viên trong đêm văn nghệ “Chào năm mới” để mừng năm mới 2011 trong không khí hết sức tưng bừng, rộn rã.
 



Các tiết mục văn nghệ chào đón năm mới tại Cần Thơ. (Ảnh: Huỳnh Hải)

 

Theo ghi nhận của PV Dân trí, chương trình văn nghệ chào mừng năm mới 2011 có sự tham gia của hàng trăm diễn viên của Trung tâm văn hóa Cần Thơ, nhà hát Tây Đô…với nhiều tiết mục đặc sắc. Trong khi đó, hàng ngàn người dân cũng tập trung tại công viên Lưu Hữu Phước (nơi diễn ra chương trình) để hòa mình vào không khí vui tươi của đêm diễn.

 

Tại Quảng Nam, ngay sân khấu lớn tại khu bãi bồi Đồng Hiệp, người dân và du khách đã thưởng lãm nhiều chương trình đặc sắc đậm chất Tết Việt như hát sắc bùa, múa lân… Ngay những phút cuối cùng của năm cũ, những du khách phương Tây hào hứng với không khí Tết sôi động thường thấy ở quê nhà qua phần trình diễn của các ban nhạc Rock. Mọi người cùng hát vang ca khúc “Happy new year” sau khi đếm ngược thời gian đến giây cuối cùng của năm 2010.
 
Nhiều du khách phương Tây ăn Tết mới với món ăn Việt tại Hội An. (Ảnh: Khánh Hiền)

Trên đường phố, Hội An vẫn giữ nguyên vẻ tĩnh lặng trong ánh sáng lung linh của đèn lồng đặc trưng thết đãi du khách những cảm nhận mới mẽ khi trải qua phút giao thừa tại Hội An. Nhiều du khách hết sức thú vị khi nhìn thấy cờ Tổ quốc in trên những chiếc đèn lòng soi đường trên cao. Và không ít khách phương Tây, đã chọn cách của người phương đông, thả hoa đăng xuống lòng sông Hoài gửi điều ước cho năm mới.
 

Dù không phải Tết dân tộc nhưng đêm giao thừa tết dương lịch tại Hội An luôn tưng bừng

 

Dọc đường phố và xung quanh sân khấu bĩ bồi Đồng Hiệp, tiệc tự chọn với nhiều hải sản, món ăn truyền thống của Hội An như cao lầu, bánh bao bánh vạc…được bày ra phục vụ du khách với mức phí nước uống từ 35.000 đồng và vé tiệc tự chọn hơn 300.000 đồng.
 
Thả hoa đăng xuống lòng sông để gửi điều ước và ghi lại kỷ niệm đêm giao thừa rất khác ở Hội An

 

Theo ghi nhận của Dân trí, hầu hết các khách sạn lớn, nhỏ trong thành phố như khách sạn Vĩnh Hưng, KS Hội An,…đều đã “cháy” phòng\

 

 

                                                                                                              Theo DanTri

Các tin khác


"Báo chí - Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững"

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và phát triển, mối quan hệ hợp tác giữa báo chí và doanh nghiệp ngày càng trở nên mật thiết và không thể tách rời. Có thể nói, "đồng cam cộng khổ” là cách mà báo chí và doanh nghiệp cần thực hiện nhất lúc này để cùng nhau vượt qua khó khăn và phát triển.

Hội thảo công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh

Ngày 30/5, Đảng bộ Khối Các cơ quan (CCQ) tỉnh tổ chức Hội thảo chuyên đề "Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối CCQ tỉnh năm 2024 và các năm tiếp theo".

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước

Ngày 29/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 9 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 29/5, tại Ban Dân tộc tỉnh, đoàn giám sát do đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến nay. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo các ban, sở, ngành liên quan, các Ban của HĐND tỉnh.

Đại hội Hội Luật gia tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 28/5, Hội Luật gia (HLG) tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu HLG tỉnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự đại hội có các đồng chí: Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch HLG Việt Nam; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; 120 đại biểu đại diện cho hơn 800 hội viên toàn tỉnh.

Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục