Chiều 5.8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2011.

Ý kiến đại biểu cơ bản đồng tình với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội -  đánh giá cao những cố gắng và kết quả đạt được trong thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm 2011; tính đúng đắn trong việc xác định mục tiêu ưu tiên hàng đầu của năm là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.  

Tuy nhiên, các ý kiến ĐBQH cũng khẳng định: Lạm phát tăng cao, đời sống nhân dân đang rất khó khăn, chất lượng cuộc sống giảm đáng kể và chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. ĐB Cao Sỹ Kiêm nhận  xét, mặt trái của chính sách thắt chặt tiền tệ và tài chính đang làm cho sản xuất co lại, người lao động mất việc làm nên đời sống nhân dân càng khó khăn.

ĐB Mai Thị Ánh Tuyết và một số ĐB khác đề nghị Chính phủ cần có những giải pháp thiết thực để kiểm soát lạm phát, tập trung vào việc sử dụng tốt hơn, hiệu quả hơn 13% còn lại của mức tăng tín dụng, thực hiện hiệu quả việc giảm lãi suất, nhất là lãi suất đầu vào để cứu sản xuất; cần có hệ thống giải pháp hiệu quả để xử lý mặt trái của chính sách tiền tệ, bởi khi thắt chặt tiền tệ và tài chính sẽ làm cho sản xuất đình trệ, việc làm mất đi, lạm phát càng cao thì đình trệ càng lớn...

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé bày tỏ sự âu lo về chất lượng cuộc sống của nhân dân, đặc biệt là những người nghèo đang giảm sút khi chính sách tiền lương luôn chậm so với giá.     Ảnh: Giang Huy
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé bày tỏ sự âu lo về chất lượng cuộc sống của nhân dân, đặc biệt là những người nghèo đang giảm sút khi chính sách tiền lương luôn chậm so với giá. Ảnh: Giang Huy


 

 Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết: Chính phủ cần có những giải pháp thiết thực để kiểm soát lạm phát.     Ảnh: Giang HUy
Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết: Chính phủ cần có những giải pháp thiết thực để kiểm soát lạm phát. Ảnh: Giang HUy

Đại biểu Trương Văn Vở cho rằng, giải pháp kiềm chế lạm phát thông qua bình ổn giá là đúng đắn, kịp thời nhưng chưa thiết thực, bởi bình  ổn giá chưa thực sự đến với người nông dân và vùng nông thôn.

Nguyên nhân lạm phát cũng là vấn đề được ĐB Huỳnh Ngọc Đáng và nhiều ĐB phân tích: Gói kích cầu không phải là tác nhân chính của lạm phát, mà nguyên nhân chính là những khiếm khuyết trong cơ cấu nền kinh tế và mô hình tăng trưởng cộng với khả năng quản lý, điều hành còn yếu kém đã đẩy lạm phát ngày càng lên cao. Cũng có ý kiến cho rằng, nguyên nhân gốc gây ra tình trạng lạm phát là nhập siêu... 

ĐB Nguyễn Tiến Sinh cho rằng, Chính phủ cần thực hiện các giải pháp chống lạm phát đồng bộ với cố gắng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, có chính sách hỗ trợ thỏa đáng, không để một loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ đổ vỡ, lao động thiếu việc làm sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế - xã hội, cần nhanh chóng tái cấu trúc nền kinh tế... Và nhìn chung,  ĐB Sinh đề nghị: Nên  kích cầu để vực dậy nền kinh tế, nhưng phải khác với trước đây, gói kích cầu cần có trong bối cảnh  này là phải  trực tiếp cho nông dân, doanh nghiệp phục vụ đầu tư sản xuất chứ không phải “biến” thành đảo nợ cho ngân hàng. 

ĐB Đào Tấn Lộc đề nghị tiếp vốn cho người sản xuất, đặc biệt là ngư dân, chứ để họ tự xoay xở vay vốn với lãi suất cao như hiện nay thì không ai muốn sản xuất. ĐB Cao Sỹ Kiêm cũng đề nghị Chính phủ phải cụ thể hóa lời hứa bằng những giải pháp, lộ trình rõ ràng, tập trung vào những vấn đề bức xúc nhất như quản lý, bình ổn giá cả. Có ý kiến nêu điển hình là số vụ đình công đã tăng 150% so với cùng kỳ, đời sống người lao động ngày càng giảm đi, vậy thì tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa gì?

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé có ý kiến về chính sách tiền lương luôn luôn đến chậm so với giá, đã làm cho người lao động khi được thụ hưởng mức lương mới thì giá cả đã tăng rất cao. Chính vì vậy, đời sống người dân nghèo, người thu nhập thấp luôn mãi song hành với điệp khúc lo toan về cơm áo, gạo tiền. Vì vậy, ĐB Nguyễn Thị Kim Bé đề nghị Chính phủ cần có những giải pháp để sớm ổn định giá, cải cách thủ tục để người dân được tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi kiến nghị Chính phủ duy trì quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp, xác định đây là một chiến lược kinh tế bảo đảm an ninh lương thực nhằm tăng năng suất lao động và bảo đảm đời sống cho người nông dân; ban hành chế tài cụ thể, chặt chẽ, xử lý nghiêm tình trạng vi phạm quỹ đất nông nghiệp, đồng thời tăng đầu tư cho giao thông, thuỷ lợi, kết cấu hạ tầng nông thôn.   

 

                                                                                           Theo Báo LĐ

 

Các tin khác


"Báo chí - Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững"

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và phát triển, mối quan hệ hợp tác giữa báo chí và doanh nghiệp ngày càng trở nên mật thiết và không thể tách rời. Có thể nói, "đồng cam cộng khổ” là cách mà báo chí và doanh nghiệp cần thực hiện nhất lúc này để cùng nhau vượt qua khó khăn và phát triển.

Hội thảo công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh

Ngày 30/5, Đảng bộ Khối Các cơ quan (CCQ) tỉnh tổ chức Hội thảo chuyên đề "Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối CCQ tỉnh năm 2024 và các năm tiếp theo".

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước

Ngày 29/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 9 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 29/5, tại Ban Dân tộc tỉnh, đoàn giám sát do đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến nay. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo các ban, sở, ngành liên quan, các Ban của HĐND tỉnh.

Đại hội Hội Luật gia tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 28/5, Hội Luật gia (HLG) tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu HLG tỉnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự đại hội có các đồng chí: Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch HLG Việt Nam; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; 120 đại biểu đại diện cho hơn 800 hội viên toàn tỉnh.

Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục