Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng.

Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng.

(HBĐT) - Ngày 30/9, UBND Tỉnh đã tổ chức hội thảo " Bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng". Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy đã đến dự; đồng chí Bùi Văn Cửu, UVTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì hội thảo.

 

Tham dự hội thảo có các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu giảng dạy, lãnh đạo các cơ quan chuyên môn, các viện nghiên cứu và giảng dạy trong các lĩnh vực văn hóa dân gian, lãnh đạo sở VH - TTDL các tỉnh Gia Lai, Phú Thọ, Thanh Hóa và đại diện Nghệ nhân cồng chiêng trong tỉnh. Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 125 năm ngày thành lập tỉnh và 20 năm tái lập tỉnh Hòa Bình.  

Báo cáo đề dẫn tại Hổi thảo nêu rõ: cồng chiêng dân tộc Mường có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời. Âm nhạc của cồng chiêng dân tộc Mường thể hiện trình độ điêu luyện của người chơi trong việc áp dụng những kỹ năng đánh chiêng, từ việc chọn ciêng đến biên chế thành dàn nhạc, cách chơi, cách trình diễn. Trong những năm qua, công tác nghiên cứu, sưu tầm nhằm bảo tồn di sản văn hóa công chiêng đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm từ những thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã thu âm, ký âm được 50 bản nhạc các bài chiêng Mường. Năm 2010, sở VHTTDL tỉnh đã thực hiện đề tài "kiểm kê số lượng cồng chiêng và một số điệu sắc bùa của người Mường tỉnh Hòa Bình" đã thống kê được 9.960 chiếc chiêng thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng dân tộc Hòa Bình.

 

Tham dự hội thảo, các đại biểu đã  tham luận đánh giá về yếu tố văn hóa, nghệ thuật cồng chiêng trong đời sống văn hóa của người Mường. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật văn hóa cồng chiêng dân tộc Mường. Những vấn đề thực tiễn trong quản lý văn hóa cồng chiêng. Giải pháp quản lý, bảo vệ và phát  huy giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng dân tộc Mường và các dân tộc có sử dụng cồng chiêng trong đời sống văn hóa. Các đại biểu cũng tập trung chỉ ra những giải pháp để bảo tồn văn hóa cồng chiêng Hòa Bình. Trong đó, nhiều ý kiến khẳng định: tỉnh cần sớm chính thức kiểm tra toàn bộ số lượng cồng chiêng trên cơ sở đó có được nhận diện đích thực nhất về giá trị văn hóa cồng chiêng. Từ đó, lập hồ sơ ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Ngoài ra, các đại biểu cũng kiến nghị phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng gắn liền với phát triển du lịch cộng đồng. Tiếp tục phục hồi và gìn giữ các lễ hội văn hóa dân gian để tạo môi trường cho trình diễn, trình tấu cồng chiêng. Tổ chức lại một số dàn chiêng sắc bùa tại các huyện, thành phố. Tổ chức truyền dạy đánh chiêng và âm nhạc cồng chiêng. Có chính sách vận động toàn dân tham gia bảo vệ, gìn giữ  cồng chiêng.

                                                                               

 

                                                                     Phương Linh.

Các tin khác


"Báo chí - Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững"

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và phát triển, mối quan hệ hợp tác giữa báo chí và doanh nghiệp ngày càng trở nên mật thiết và không thể tách rời. Có thể nói, "đồng cam cộng khổ” là cách mà báo chí và doanh nghiệp cần thực hiện nhất lúc này để cùng nhau vượt qua khó khăn và phát triển.

Hội thảo công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh

Ngày 30/5, Đảng bộ Khối Các cơ quan (CCQ) tỉnh tổ chức Hội thảo chuyên đề "Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối CCQ tỉnh năm 2024 và các năm tiếp theo".

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước

Ngày 29/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 9 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 29/5, tại Ban Dân tộc tỉnh, đoàn giám sát do đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến nay. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo các ban, sở, ngành liên quan, các Ban của HĐND tỉnh.

Đại hội Hội Luật gia tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 28/5, Hội Luật gia (HLG) tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu HLG tỉnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự đại hội có các đồng chí: Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch HLG Việt Nam; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; 120 đại biểu đại diện cho hơn 800 hội viên toàn tỉnh.

Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục