Tại tỉnh ta, phương thức chăn nuôi nông hộ theo hướng quản canh, tận dụng là chủ yếu nên người tiêu dùng yên tâm về chất lượng sản phẩm.

Tại tỉnh ta, phương thức chăn nuôi nông hộ theo hướng quản canh, tận dụng là chủ yếu nên người tiêu dùng yên tâm về chất lượng sản phẩm.

(HBĐT) - Trước tình hình sử dụng chất cấm tạo nạc trong chăn nuôi gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý người dân, có tác động nhất định đến ngành sản xuất chăn nuôi lợn của tỉnh, P.V Báo Hòa Bình đã phỏng vấn ông Lương Thanh Hải – Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh xung quanh vấn đề này.

 

P.V: Xin ông cung cấp một số thông tin về tình hình sử dụng chất cấm tạo nạc?

 

Ông Lương Thanh Hải: Thời gian gần đây, thông tin về tình hình sử dụng chất tạo nạc (nhóm Beta - agonist) khiến người dân và toàn xã hội quan tâm, lo ngại. Tuy nhiên, cần nói thêm rằng giá thành của chất tạo nạc không hề rẻ và chỉ đem lại lợi nhuận với chăn nuôi tập trung. Đương nhiên, việc sử dụng chất này có tính hai mặt bởi nếu cho lợn ăn chất tạo nạc thì chậm nhất sau 10 ngày, phải xuất bán nếu bằng không lợn sẽ tự chết. Bởi vậy, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ rất khó có điều kiện sử dụng chất này.

 

Thực hiện công văn số 197/CN – TACN của Cục Chăn nuôi về việc kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi, trong tháng 3, Sở NN & PTNT đã phối hợp với các cơ quan liên quan gồm công an, y tế, quản lý thị trường, truyền thông tổ chức triển khai kiểm tra, kiểm soát tình hình quản lý, sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn 11 huyện, thành phố. Qua kiểm tra, lấy mẫu phân tích chất lượng, nhất là các chất cấm thuốc nhóm Beta - Agonist, không phát hiện cơ sở cung cấp thức ăn chăn nuôi vi phạm sử dụng chất cấm. Gần đây nhất, trả lời giới truyền thông về tình hình sử dụng chất cấm tạo nạc, ông Hoàng Văn Năm – Cục trưởng Cục thú y đã đưa ra kết luận: các địa phương miền Bắc nước ta chưa có sản phẩm chăn nuôi chứa chất cấm nguy hại, đặc biệt là chất tạo nạc.

 

Trên địa bàn tỉnh ta, chỉ có 3 trang trại chăn nuôi lợn của các công ty, sản phẩm cung ứng cho các tỉnh ngoài. Hiện, chăn nuôi theo hướng nông hộ, quản canh với phương thức tận dụng thức ăn có sẵn vẫn giữ vai trò chủ đạo nên hộ chăn nuôi gần như tuyệt đối không biết chất tạo nạc là chất gì. Cùng với việc thanh, kiểm tra thực tế tại các cơ sở có thể khẳng định hộ chăn nuôi trong tỉnh không sử dụng chất cấm này.

 

P.V: Vậy, thông tin sản phẩm thịt lợn có chứa chất tạo nạc gây ảnh hưởng tới thị trường chăn nuôi tỉnh như thế nào, thưa ông?

 

Ông Lương Thanh Hải: Đương nhiên với thị trường chăn nuôi tỉnh ta cũng chịu những tác động nhất định, đó là việc không ít người tiêu dùng quay lưng với thịt lợn, tâm lý người dân nhiều hoang mang. Trước tiên là ảnh hưởng xấu đến giá thành sản phẩm. Từ mức giá 53.000 đồng - 55.000 đồng/kg, giá thịt lợn hơi giảm xuống mức 40.000 đồng - 45.000 đồng/kg. Nếu tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến nguy cơ thiếu nguồn cung do hộ chăn nuôi không dám đầu tư tái đàn.

 

Bình quân mỗi năm, sản lượng thịt lợn cung ứng cho thị trường tỉnh ta vào khoảng  trên, dưới 25.000 tấn. Ngoài phần lớn sản lượng lợn nhập từ các địa phương trong tỉnh, sản phẩm thịt lợn trên thị trường còn nhập ở một vài tỉnh khác gồm Phú Thọ, Ninh Bình. Tuy nhiên, người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm bởi khâu kiểm soát, kiểm dịch sản phẩm được thực hiện sát sao. Trong năm 2011, toàn tỉnh đã kiểm soát, kiểm dịch 528.500 động vật, chủ yếu là lợn, trong đó kiểm soát giết mổ 201.500 con.

 

P.V: Trong lúc này, ông có khuyến cáo gì đối với hộ chăn nuôi và người tiêu dùng ?

 

Ông Lương Thanh Hải: Thông tin sử dụng chất tạo nạc đã làm ảnh hưởng xấu cho ngành chăn nuôi. Giá thịt lợn hơi xuống thấp tới mức báo động đẩy người chăn nuôi vào tình cảnh thua lỗ. Người dân cần hiểu sâu sắc về thực trạng sử dụng hóa chất tạo nạc, tránh tâm lý hoang mang, e ngại khi sử dụng thịt lợn, nhất là trong thực tế hiện nay tỉnh ta chưa xảy ra hiện tượng sử dụng chất cấm này.

 

P.V: Xin cảm ơn ông!

                                                         

 

                                                              Bùi Minh (thực hiện)

 

Các tin khác


"Báo chí - Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững"

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và phát triển, mối quan hệ hợp tác giữa báo chí và doanh nghiệp ngày càng trở nên mật thiết và không thể tách rời. Có thể nói, "đồng cam cộng khổ” là cách mà báo chí và doanh nghiệp cần thực hiện nhất lúc này để cùng nhau vượt qua khó khăn và phát triển.

Hội thảo công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh

Ngày 30/5, Đảng bộ Khối Các cơ quan (CCQ) tỉnh tổ chức Hội thảo chuyên đề "Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối CCQ tỉnh năm 2024 và các năm tiếp theo".

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước

Ngày 29/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 9 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 29/5, tại Ban Dân tộc tỉnh, đoàn giám sát do đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến nay. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo các ban, sở, ngành liên quan, các Ban của HĐND tỉnh.

Đại hội Hội Luật gia tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 28/5, Hội Luật gia (HLG) tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu HLG tỉnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự đại hội có các đồng chí: Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch HLG Việt Nam; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; 120 đại biểu đại diện cho hơn 800 hội viên toàn tỉnh.

Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục