(HBĐT) - Chị Đinh Thị Thúy Hòa, Bí thư Huyện đoàn Lương Sơn cho biết: Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp, ngành và cơ sở đoàn tại địa phương nên các phong trào xung kích của tuổi trẻ huyện Lương Sơn ngày càng phát triển, trong đó nổi bật là phong trào phát triển kinh tế, XĐ-GN. Thông qua các nguồn vốn vay, vốn vay ưu đãi, nguồn vốn từ các dự án đã tạo điều kiện giúp cho ĐV-TN từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu; thể hiện trách nhiệm của ĐV-TN đối với gia đình, cộng đồng và xã hội.

 

Theo chị Hòa, trong những năm qua, cùng với việc huy động các nguồn lực trong cộng đồng, dự án tư vấn, hỗ trợ TN nghèo phát triển kinh tế và các nguồn vốn giải quyết việc làm được tổ chức Đoàn sử dụng có hiệu quả. Huyện đoàn đã phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện giải ngân trên 22 tỷ đồng ký ủy thác và vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm giúp TN 2 xã Hòa Sơn, Tân Vinh 45 triệu đồng. Từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế của TN, thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động tại chỗ, góp phần giải quyết một số vấn đề bức xúc ở nông thôn, tạo cơ hội cho TN tránh được các TNXH. Tiêu biểu như: mô hình chăn nuôi dê của đoàn viên Bùi Văn Anh ở xóm Vai Đào, xã Cao Răm. Từ năm 2006, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, anh đã cùng gia đình vượt qua những khó khăn, cần mẫn học hỏi kỹ thuật chăn nuôi để nuôi thử nghiệm dê trong 5 năm. Sau đó, anh mạnh dạn vay mượn bạn bè, vay vốn từ ngân hàng để đầu tư đàn dê mở rộng với trên 40 con. Hiện nay, đàn dê của anh sinh trưởng, phát triển tốt. Mô hình của anh còn hỗ trợ tạo việc làm cho 3 ĐV-TN trong xã có thu nhập thêm khoảng 1,5 triệu đồng/người/tháng. Mô hình chăn nuôi gà, ngan của đoàn viên Lê Quý Phương, xã Liên Sơn. Năm 2009, anh lập gia đình và ra ở riêng để lập nghiệp. Do cuộc sống gia đình chỉ trông chờ vào việc cấy hái, nương rẫy nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn, vợ chồng anh đã mạnh dạn vay vốn của ngân hàng, bạn bè để đầu tư làm chuồng trại nuôi gà, ngan. Hiện nay, trong trang trại của anh có trên 100 con ngan, 3.000 con gà, 3 con bò, vài tạ cá và các loại cây ăn quả như: nhãn, bưởi, dưa... Sau 3 năm, gia đình anh hiện nay đã có thu nhập hàng chục triệu đồng sau mỗi đợt bán gà, ngan thịt. Cơ sở chăn nuôi của anh còn thu hút, tạo việc làm thêm cho từ 4 - 6 ĐV-TN trong xã. Trong thời gian tới, anh Phương dự định sẽ tích cực học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, tích góp thêm vốn để mở rộng hơn nữa quy mô chăn nuôi và phát triển thêm diện tích trồng các loại cây ăn quả trong vườn.

 

Ngoài ra, trong phong trào này còn xuất hiện nhiều gương, CLB phát triển kinh tế tiêu biểu ở các xã, thị trấn như: mô hình CLB phát triển kinh tế ở xã Hoà Sơn, nuôi gà siêu trứng, xã Cư Yên, trồng bưởi Diễn ở thị trấn Lương Sơn; nuôi lợn rừng xã Hợp Thanh; nuôi cá ở xã Cao Dương…

 

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động tập hợp, đoàn kết TN, Huyện đoàn Lương Sơn đang tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong trào TTN trên địa bàn nông thôn. Trong các giải pháp đó có việc giúp TN về vốn, tiến bộ KH-KT và xây dựng các mô hình điểm về phát triển kinh tế để tổ chức Đoàn thực sự đồng hành với TN trên con đường lập thân, lập nghiệp.

 

 

                                                                              Hồng Duyên

 

Các tin khác


"Báo chí - Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững"

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và phát triển, mối quan hệ hợp tác giữa báo chí và doanh nghiệp ngày càng trở nên mật thiết và không thể tách rời. Có thể nói, "đồng cam cộng khổ” là cách mà báo chí và doanh nghiệp cần thực hiện nhất lúc này để cùng nhau vượt qua khó khăn và phát triển.

Hội thảo công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh

Ngày 30/5, Đảng bộ Khối Các cơ quan (CCQ) tỉnh tổ chức Hội thảo chuyên đề "Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối CCQ tỉnh năm 2024 và các năm tiếp theo".

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước

Ngày 29/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 9 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 29/5, tại Ban Dân tộc tỉnh, đoàn giám sát do đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến nay. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo các ban, sở, ngành liên quan, các Ban của HĐND tỉnh.

Đại hội Hội Luật gia tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 28/5, Hội Luật gia (HLG) tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu HLG tỉnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự đại hội có các đồng chí: Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch HLG Việt Nam; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; 120 đại biểu đại diện cho hơn 800 hội viên toàn tỉnh.

Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục