Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường trình bày Tờ trình của Chính phủ.

Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường trình bày Tờ trình của Chính phủ.

Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 21-4, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào các nội dung dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự.

 

Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh: Thi hành án dân sự (THADS) có vai trò quan trọng trong hoạt động tố tụng nói chung và quá trình giải quyết vụ án nói riêng. Đây là công đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng, bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành nghiêm chỉnh, góp phần tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước. Qua đó, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước.

Theo báo cáo, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thi hành Luật THADS bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, thậm chí yếu kém. Kết quả THADS có tăng lên so với trước khi có Luật nhưng chưa thật bền vững: Năm 2013 đạt thấp hơn so với năm 2012 và chưa hoàn thành chỉ tiêu theo Nghị quyết số 37/2012/QH13 của Quốc hội).

Lượng án tồn đọng tuy có giảm nhưng số việc và tiền chuyển kỳ sau vẫn còn rất lớn và có xu hướng tăng lên: Năm 2013 còn tồn 239.144 việc, tăng so với năm 2012 tồn 211.832 việc.

“Việc xây dựng Luật Thi hành án dân sự sửa đổi sẽ tháo gỡ một cách căn bản những vấn đề vướng mắc trong tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự hiện nay, thiết thực làm giảm án tồn đọng, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tạo điều kiện cho kết quả hoạt động thi hành án dân sự bền vững”.

(Theo Báo cáo đánh giá tác động của Bộ Tư pháp).

Với những quy định được sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật Sửa đổi lần này, việc phân công trách nhiệm giữa Tòa án với cơ quan thi hành án trong việc thi hành bản án, quyết định của tòa án là rõ ràng, hợp lý; đồng thời bảo đảm để Tòa án - cơ quan thực hiện quyền tư pháp - có đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn và công cụ pháp lý để kiểm soát đầu vào (quyết định đưa bản án, quyết định có hiệu lực ra thi hành), đầu ra (báo cáo, thống kê về án thi hành xong) của quá trình thi hành án.

Về xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự, dự thảo Luật bổ sung quy định về xã hội hóa trong hoạt động THADS, theo đó Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thực hiện việc xã hội hóa trong hoạt động THADS.

Về tương trợ tư pháp trong thi hành án dân sự, dự thảo Luật quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, trình tự, thủ tục yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự trong thi hành án, việc tiếp nhận và xử lý ủy thác tư pháp về thi hành án của nước ngoài trong thi hành án (khoản 75 Điều 1).

Theo đó, cơ quan THADS trong quá trình thi hành bản án, quyết định có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp, cơ quan THADS tiếp nhận và xử lý yêu cầu tương trợ tư pháp của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài liên quan đến THADS.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện cho rằng: Trong dự thảo, cần xác định những vấn đề thật sự cấp thiết, phát sinh trong thực tiễn đã và đang ảnh hưởng lớn đến hiệu lực, hiệu quả của công tác THADS.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý yêu cầu cần rà soát lại thật kỹ tính hợp hiến, tính hợp pháp của Dự thảo luật.

“Các nội dung sửa đổi, bổ sung phải bảo đảm thống nhất, tương thích với hệ thống pháp luật, với Hiến pháp, nhất là các đạo luật liên quan trực tiếp đến hoạt động THADS” - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nêu rõ.

Các ủy viên Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về năm vấn đề còn có ý kiến khác nhau, về: Phạm vi sửa đổi, bổ sung; Trách nhiệm, quyền hạn của TAND trong THADS; Trách nhiệm xác minh điều kiện thi hành án; Về khoản tiền chậm thi hành án...

“Theo pháp luật xử lý vi phạm hành chính, mức phạt hành chính đối với hành vi trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án là từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Mức phạt này không đủ sức răn đe đối với những trường hợp phải thi hành án khoản tiền lớn.”

(Theo Tờ trình của Bộ Tư pháp).

 
 
                                                                       Theo Báo ND
 
 

Các tin khác


"Báo chí - Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững"

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và phát triển, mối quan hệ hợp tác giữa báo chí và doanh nghiệp ngày càng trở nên mật thiết và không thể tách rời. Có thể nói, "đồng cam cộng khổ” là cách mà báo chí và doanh nghiệp cần thực hiện nhất lúc này để cùng nhau vượt qua khó khăn và phát triển.

Hội thảo công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh

Ngày 30/5, Đảng bộ Khối Các cơ quan (CCQ) tỉnh tổ chức Hội thảo chuyên đề "Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối CCQ tỉnh năm 2024 và các năm tiếp theo".

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước

Ngày 29/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 9 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 29/5, tại Ban Dân tộc tỉnh, đoàn giám sát do đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến nay. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo các ban, sở, ngành liên quan, các Ban của HĐND tỉnh.

Đại hội Hội Luật gia tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 28/5, Hội Luật gia (HLG) tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu HLG tỉnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự đại hội có các đồng chí: Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch HLG Việt Nam; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; 120 đại biểu đại diện cho hơn 800 hội viên toàn tỉnh.

Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục