Tối 26-11, tại Quảng trường 26-3, TP Hà Giang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm không gian trưng bày văn hóa du lịch và giới thiệu sản phẩm tiêu biểu của các dân tộc tỉnh Hà Giang. Cùng dự, có lãnh đạo một số bộ, ban, ngành T.Ư và địa phương.
Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc với đồng bào Hà Giang tại không gian trưng bày sản phẩm. Ảnh: THỐNG
NHẤT (TTXVN).
Hà
Giang là nơi cư trú của 19 dân tộc, trong đó có những dân tộc ít người như dân
tộc Giáy, Pà Thẻn, Lô Lô, Phù Lá. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa truyền thống
riêng biệt, nhiều lễ hội truyền thống còn được lưu giữ. Ngoài ra, Hà Giang còn
được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam, thắng cảnh, vì vậy tỉnh chọn phát
triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn với mục tiêu đón hơn 1,5 triệu lượt
khách vào năm 2020; tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù
như địa chất, văn hóa, sinh thái. Không gian trưng bày giới thiệu những giá trị
văn hóa tiêu biểu nhất của cộng đồng 19 dân tộc anh em; những sản phẩm du lịch
đặc sắc; sản phẩm nông sản đặc trưng như chè Shan tuyết, mật ong bạc hà…
Tham quan các gian hàng, sản
phẩm tại khu trưng bày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tìm hiểu, nói
chuyện với các doanh nghiệp, người dân, cơ sở sản xuất. Thủ tướng hoan nghênh
việc Hà Giang tổ chức trưng bày, triển lãm, giới thiệu các sản phẩm văn hóa, du
lịch và nhất là các mặt hàng thế mạnh của địa phương. Thủ tướng đánh giá cao và
lưu ý các cơ sở sản xuất bên cạnh việc coi trọng về chất lượng cần không ngừng
cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm, qua đó tăng cường tính hấp dẫn người tiêu
dùng; đồng thời nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
TheoNhanDan
Chiều 30/11, tỉnh Bắc Kạn long trọng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho tỉnh Bắc Kạn.
Tối 29/11, tại sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch phối hợp với UBND huyện Tân Lạc tổ chức Chương trình Xúc tiến đầu tư, kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là hoạt động thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh năm 2023.
Xác định tiêu chí số 13 (hình thức sản xuất) là một trong những tiêu chí quan trọng, có vai trò thúc đẩy phát triển KT-XH, làm nền tảng hoàn thành các tiêu chí về thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, TP Hòa Bình tập trung xây dựng, củng cố, nhân rộng mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới hoạt động hiệu quả.
Năm 2023, huyện Cao Phong đề ra mục tiêu: tập trung chỉ đạo, phấn đấu đưa Thung Nai trở thành xã nông thôn mới (NTM). Quyết tâm về đích đúng lộ trình, thời điểm này, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã đang dồn sức hoàn thiện các tiêu chí.
Toàn tỉnh hiện có 73/129 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó có 28 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có 60 khu dân cư, 174 vườn mẫu; 3 đơn vị hành chính cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM là: TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn và huyện Lạc Thủy.
Sở hữu trọn vẹn những lợi thế của một sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng tại vùng đất còn nhiều dư địa, tiềm năng tăng giá vượt trội trong tương lai, Ivory Villas & Resort là lựa chọn đầu tư hấp dẫn…