(HBĐT) - Vừa qua, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2245/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cây có múi an toàn tập trung của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
Theo đó, trên cơ sở tiềm năng đất
đai, trình độ lao động sản xuất, cơ sở hạ tầng, quy hoạch tổng thể phát triển
KT -XH của tỉnh và các huyện; tình hình thực tế hiện trạng trồng cây có múi
trên địa bàn... Dự kiến diện tích quy hoạch cây có múi an toàn tập trung đến
năm 2020, định hướng đến năm 2025 tỉnh có 17,531, 29 ha. Trong đự, diện tích
quy hoạch bổ sung giai đoạn 2016 - 2020 là 5.216 ha; diện tích dự kiến mở rộng
quy hoạch giai đoạn 2021 - 2025 theo đề xuất của các huyện 5.386,33 ha.
Tổng diện tích quy hoạch cây có
múi giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh có 12.144, 96 ha. Trong đự, cam có
5.136,22 ha, quýt 842,63 ha, bưởi 5.840,30 ha, chanh 325,81 ha.
Dự kiến đến năm 2020, toàn tỉnh
sẽ có khoảng 166.264 nghìn tấn sản phẩm. Việc tiêu thụ sẽ thông qua các hình
thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, công ty thương mại, thị trường tự
do và hướng đến đầu tư chế biến, xuất khẩu.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện
dự án giai đoạn 2016 - 2020 là 1.695, 420 tỷ đồng. Trong đự, vốn ngân sách 278,
953 tỷ đồng, chiếm 16,455% cơ cấu; vốn huy động từ người dân, các doanh nghiệp
1.416, 467 tỷ đồng, chiếm 83,55% cơ cấu vốn đầu tư toàn dự án. Dự kiến đến năm
2020, tổng thu từ các sản phẩm cây có múi vùng quy hoạch ước đạt từ 1.275, 022
tỷ đồng đến 7.968, 889 tỷ đồng. Tạo việc làm cho khoảng 5 triệu lao động, tương
đương khoảng 14 nghìn lao động thường xuyên với thu nhập ổn định, góp phần cải
thiện đời sống nhân dân vùng quy hoạch.
Để thực hiện dự án, tỉnh sẽ
nghiên cứu triển khai các cơ chế hỗ trợ, phát triển sản xuất, sơ chế và kinh
doanh cây có múi. Đồng thời nghiên cứu, hoàn chỉnh các chính sách về đất đai,
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chính sách về hỗ trợ tín dụng...
P.V
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.
(HBĐT) - Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) thời gian qua rất rõ ràng, điều này trực tiếp phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2023 ước đạt 3,88%. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hòa Bình. Nhận diện sớm và kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh.
Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.
Ngày 3/6, Thông tư 08/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo trình tự, thủ tục rút gọn chính thức có hiệu lực.
Theo bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN), 4 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước đã sẵn sàng giải ngân gói 120.000 tỷ đồng để cho vay nhà ở xã hội (NOXH) nhưng đến nay chưa phát sinh dư nợ. Các chuyên gia cho rằng: Cần phải có giải pháp tổng thể để gỡ nút, khơi thông gói vay này.