(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách của Hội LHPN huyện Kim Bôi đã đạt được những kết quả quan trọng. Các cấp hội làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giúp chị em, nhất là hộ phụ nữ nghèo nắm được chủ trương, chính sách, có cơ hội tham gia giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, phát huy nội lực, phấn đấu xoá đói, giảm nghèo và vươn lên ổn định cuộc sống.
Từ
vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình chị Quách Thị Chung, xóm Bôi Cả, xã Nam
Thượng (Kim Bôi) đầu tư phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Gia đình chị Quách Thị Chung, xóm Bôi Cả, xã Nam
Thượng là một trong những người sử dụng hiệu quả vốn vay tín dụng ưu đãi để
phát triển kinh tế. Năm 2011, gia đình chị Chung vay vốn ngân hàng mở rộng kinh
doanh, mua máy ép gạch bê tông để cung ứng vật liệu xây dựng và mua xe ô tô
phục vụ vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó, gia đình chị đẩy mạnh trồng rừng phủ
xanh đất trống, đồi trọc. Cho đến nay, gia đình đã có 5 ha keo và 10 ha rừng
sản xuất. Ngoài ra, gia đình chị đầu tư 250 m2 chuồng trại nuôi lợn với 9 con
lợn nái, 50 con lợn thịt. Từ phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, mỗi năm, gia
đình chị Chung đạt nguồn thu 500 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình chị tạo việc
làm thường xuyên cho 5 lao động với mức lương 3 triệu đồng /người/tháng.
Hội LHPN huyện Kim Bôi đang quản lý 122 tổ tiết kiệm
và vay vốn (TK&VV) theo địa bàn dân cư với 4.724 thành viên. Nhìn chung,
các tổ TK &VV làm khá tốt các khâu bình xét hộ vay, đôn đốc hộ vay trả lãi,
gốc và thu lãi theo hợp đồng đã ký; tỷ lệ thu lãi đúng kỳ hạn, chất lượng hoạt
động của các tổ TK &VV ngày càng được nâng lên. Hết năm 2017, dư nợ đạt
trên 114 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,3% tổng dư nợ NHCSXH uỷ thác cho 4 tổ chức
chính trị xã hội. Nhờ có nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH, trong 15 năm qua (2003-2017)
đã giúp hàng ngàn hộ vươn lên thoát nghèo, trong đó có 2.155 hộ do phụ nữ làm
chủ hộ đã thoát nghèo. Nguồn vốn đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động;
nhiều gia đình được sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh; hàng trăm ngôi nhà
của phụ nữ nghèo được xây dựng khang trang và con em của các gia đình phụ nữ
nghèo, cận nghèo, hộ hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học...
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động uỷ
thác được các cấp Hội chú trọng. Bình quân mỗi năm các cấp Hội đã thực hiện
hàng chục cuộc kiểm tra về hoạt động uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác. Thông qua công tác kiểm tra đã kịp thời phát hiện và có biện pháp
khắc phục, xử lý những trường hợp bình xét cho vay chưa đúng đối tượng, cho vay
ké, thu lệ phí sai quy định, sử dụng phí uỷ thác và hoa hồng chưa đúng; chấn
chỉnh công tác thống kê, theo dõi, lập và lưu giữ hồ sơ, sổ sách của tổ TK &VV...
Ngoài ra, Hội phụ nữ các cấp huyện Kim Bôi đã chủ động
phối hợp với các ngành liên quan, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khuyến nông,
khuyến lâm tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ KH -KT cho các hộ vay vốn, dạy
nghề cho lao động nông nghiệp. Đồng thời, các cấp hội xây dựng các mô hình phát
triển kinh tế có hiệu quả; tổ chức cho chị em thăm quan trao đổi kinh nghiệm.
Từ những hoạt động đó đã tạo sự lan tỏa, thu hút hộ nghèo chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi có giá trị, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, từng bước làm quen với
sản xuất hàng hoá.
Có thể thấy, hoạt động uỷ thác cho vay từ nguồn vốn
vay NHCSXH của các cấp hội phụ nữ đã góp phần quan trọng phát triển KT -XH, xoá
đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, là trung tâm nòng cốt cho
phong trào phụ nữ huyện Kim Bôi chung tay xây dựng NTM.
Hải Linh
(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.
(HBĐT) - Sáng 6/6, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS) HĐND tỉnh giám sát trực tiếp đối với Sở TN&MT, Sở NN&PTNT việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết (NQ) của HĐND tỉnh từ năm 2019-2022 về: Phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng; về thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất (THĐ); về thông qua danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ). Dự, chỉ đạo buổi giám sát có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.
Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.
(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.