Báo cáo của Chính phủ cho hay, năm 2018 sẽ triển khai quyết liệt các giải pháp phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy sáng tạo, nuôi dưỡng khởi nghiệp...


Giới trẻ Việt Nam khát khao khởi nghiệp.

Trình bày Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV sáng nay (21/5), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh, trong thời gian tới sẽtriển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.

Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ cao, các tập đoàn đa quốc gia gắn với phát triển doanh nghiệp trong nước và công nghiệp hỗ trợ. Hoàn thiện, thực thi hiệu quả các cơ chế, chính sách về đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Thường xuyên đối thoại, kịp thời xử lý những phản ánh và kiến nghị của doanh nghiệp, người dân, nhất là ở cấp cơ sở,Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết.

Theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình,xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2017 tăng 14 bậc, xếp thứ 68/190 quốc gia được xếp hạng.

Tuy nhiên, một số chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đang có xếp hạng thấp cần phải tập trung cải thiện trong thời gian tới như: Nộp thuế (xếp hạng 167/190); Giải quyết phá sản (xếp hạng 125/190); Khởi sự kinh doanh (xếp hạng 121/190); Tiếp cận điện năng (xếp hạng 96/190); Thương mại qua biên giới (xếp hạng 93/190); Bảo vệ nhà đầu tư (xếp hạng 87/190); Tinh tế trong kinh doanh (100/139); Hiệu quả thị trường hàng hóa (xếp hạng 91/139)...

Báo cáo của Chính phủ trình bày trước Quốc hội nêu rõ: Để đảm bảo tăng trưởng bền vững, cần thúc đẩy khởi nghiệp, phát triển hợp tác xã kiểu mới, thu hút mạnh doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Phát triển mạnh kinh tế tư nhân; hoàn thiện, thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia vào cơ cấu lại DNNN, thúc đẩy hình thành các tập đoàn kinh tế có tiềm lực mạnh, đủ sức cạnh tranh, tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Ngoài ra, cần bổ sung các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ tạo lập hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.../.

 


                                                               Theo VOV

Các tin khác


Tăng trưởng kinh tế với nhiều điểm sáng

Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Gia hạn thời gian trả nợ, doanh nghiệp có thêm bước đệm phục hồi

Với 6 tháng tiếp tục được giãn, hoãn thời hạn trả nợ vay ngân hàng, các doanh nghiệp sẽ có thêm bước đệm để phục hồi, "bồi dưỡng" và củng cố thêm nội lực, tiếp tục duy trì hoạt động và có điều kiện tích lũy hoàn trả nợ vay.

Số thu thuế nội địa tiếp tục tăng

Theo Tổng cục Thuế, tổng thu ngân sách nhà nước tháng 4 do cơ quan thuế quản lý tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2023, ước đạt 150.100 tỷ đồng và đạt 10,1% so với dự toán.

Điều chỉnh phụ tải, chung tay giảm áp lực cho lưới điện

Để đảm bảo cấp điện an toàn cho khách hàng trong mùa nắng nóng, thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các khách hàng sử dụng điện lớn trên địa bàn tỉnh tham gia Chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR).

Hôm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Sáng 16/5, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 7 với giá đặt cọc 87,5 triệu đồng một lượng.

Nghiên cứu giảm lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước

Với doanh số "ảm đạm" những tháng đầu năm, các đại lý ô tô đều kỳ vọng, chính sách giảm lệ phí trước bạ nếu được áp dụng sẽ tạo một "cú hích" cho doanh số nửa cuối năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục