(HBĐT) - Ngày 15/12/2017, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 133/2017/TT-BTC quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước (KBNN), Tổng Giám đốc KBNN có Quyết định số 6099/QĐ-KBNN ngày 25/12/2017 ban hành Quy trình xử lý giao dịch điện tử qua Trang thông tin dịch vụ công (DVC) của KBNN. Theo đó, KBNN sẽ triển khai cung cấp DVC trực tuyến mức độ 4 cho các đơn vị giao dịch tại tất cả các đơn vị KBNN trên phạm vi toàn quốc.

Các giao dịch điện tử qua Trang thông tin DVC của KBNN

1. Phân luồng xử lý hồ sơ đăng ký sử dụng DVC và tiếp nhận thông báo tham gia hệ thống DVC trực tuyến của KBNN.

2. Nhận và trả kết quả đối với hồ sơ kiểm soát chi (hồ sơ đề nghị cam kết chi hoặc đề nghị điều chỉnh cam kết chi, điều chỉnh hợp đồng/hủy hợp đồng, hủy cam kết chi; hồ sơ đề nghị tạm ứng, thanh toán). Không áp dụng gửi và trả kết quả đối với các nghiệp vụ: Chi bằng lệnh chi tiền; nghiệp vụ ghi thu, ghi chi do cơ quan tài chính thực hiện; nghiệp vụ hoàn trả thu ngân sách do cơ quan thu thực hiện; các nghiệp vụ điều chỉnh số liệu chi ngân sách của các đơn vị.

3. Nhận và trả kết quả đối với hồ sơ đăng ký sử dụng bổ sung tài khoản hoặc thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký.

4. Đăng ký rút tiền mặt.

Lợi ích của việc cung cấp và tham gia sử dụng DVC trực tuyến KBNN

Về phía đơn vị giao dịch với KBNN: Đơn vị khi tham gia DVC sẽ thực hiện kê khai và lập chứng từ thanh toán theo mẫu trên DVC, ký số gửi KBNN. Theo đó, DVC đã cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi và giảm thời gian đi lại cho các đơn vị, giảm chi phí hoạt động, hạn chế việc giả mạo chữ ký, giả mạo con dấu của đơn vị do Kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị ký duyệt bằng chữ ký số; thông tin thanh toán được bảo mật. Đồng thời, trên DVC cung cấp các thông tin về thời gian, quá trình tiếp nhận hồ sơ, kiểm soát thanh toán thông qua các trạng thái như: "KBNN từ chối hoặc tiếp nhận hồ sơ”; "KBNN đang xử lý hồ sơ”; "KBNN đã thanh toán hoặc từ chối thanh toán”; "KBNN từ chối hoặc tiếp nhận hồ sơ”. Điều đó đã góp phần tăng tính minh bạch trong việc kiểm soát hồ sơ thanh toán của KBNN và giúp các đơn vị chủ động biết được tình trạng và kết quả xử lý hồ sơ thanh toán của đơn vị mình.

Về phía các đơn vị KBNN: DVC góp phần hiện đại hóa công tác kiểm soát chi theo hướng hồ sơ, chứng từ của đơn vị thực hiện kiểm soát chi qua KBNN sẽ được gửi trên DVC, từ đó giao diện vào hệ thống Tabmis bảo đảm minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát, là bước đi đầu tiên tiến tới thực hiện quy trình kiểm soát chi điện tử. Qua DVC, lãnh đạo KBNN các cấp có thể kiểm tra được tình trạng xử lý các hồ sơ kiểm soát chi qua các báo cáo thống kê trên DVC, từ đó làm tăng tính trách nhiệm của công chức kiểm soát chi trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Điều kiện tham gia DVC trực tuyến với KBNN

Để tham gia DVC trực tuyến, các đơn vị giao dịch với KBNN cần đáp ứng các điều kiện như:

Một là, có máy tính và kết nối với mạng Internet, máy scan, địa chỉ thư điện tử liên lạc với KBNN để nhận thông báo chấp nhận đăng ký sử dụng DVC và một số thông báo khác của KBNN trong quá trình sử dụng DVC trực tuyến.

Hai là, có chứng thư số đang còn hiệu lực do một trong các tổ chức sau cung cấp: Chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị hoặc chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. Cụ thể: (1) Đơn vị có thể đăng ký chứng thư số chuyên dùng với Ban Cơ yếu Chính phủ theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BQP ngày 1/2/2016 của Bộ Quốc phòng hoặc liên hệ với các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng như FPT, VNPT, VIETTEL...”; (2) Các chức danh của đơn vị sử dụng ngân sách cần thực hiện ký số trên DVC trực tuyến của KBNN gồm: Chủ tài khoản và người được ủy quyền; kế toán trưởng và người được ủy quyền. (Lưu ý, đối với danh sách chủ tài khoản, người được ủy quyền chủ tài khoản; kế toán trưởng, người được ủy quyền kế toán trưởng khi đăng ký cần phù hợp với danh sách đã được đăng ký các chức danh tương ứng (đang có hiệu lực) khi đăng ký mở tài khoản tại KBNN).

Ba là, đã được KBNN cấp tài khoản đăng nhập và sử dụng các DVC của KBNN. Chủ trương của Nhà nước là đúng đắn, thực hiện DVC mang lại lợi ích về nhiều mặt, ràng buộc về mặt pháp lý đối với công chức KBNN khi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi. Đồng thời, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ đối với cán bộ làm công tác tài chính, kế toán tại các đơn vị thụ hưởng NSNN, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo chi tiêu đúng chế độ, hạn chế tình trạng lãng phí, tiêu cực, góp phần tiết kiệm NSNN nhằm tăng cường nguồn lực tài chính cho nền kinh tế.

Đinh Thị Phương Hà (Chuyên viên phòng Kiểm soát chi, KBNN Hòa Bình)


Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục