(HBĐT) -Thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh triển khai dự án đúng tiến độ cam kết. Hoạt động sản xuất - kinh doanh có hiệu quả, tạo sự tăng trưởng ổn định về doanh thu, giá trị xuất khẩu, giải quyết việc làm, đóng góp tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.


Công ty Transon, Khu công nghiệp Lương Sơn sản xuất linh kiện điện tử, giải quyết việc làm cho 1.000 lao động.
Phó Ban quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Dương Như Rụ cho biết: Các doanh nghiệp FDI chủ yếu là doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử và may mặc tập trung tại KCN Lương Sơn, KCN bờ trái sông Đà, cơ bản triển khai dự án nhanh, bảo đảm tiến độ đề ra và hoạt động tốt, phương pháp quản trị hiệu quả, tạo được sự tăng trưởng ổn định, bền vững. 

Công TNHH Doosung Tech Việt Nam, 100% vốn đầu tư từ Hàn Quốc là doanh nghiệp phụ trợ, sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử cho Samsung với tổng mức đầu tư dự án khoảng 200 tỷ đồng tại KCN Lương Sơn đang hoạt động rất khả quan.

Năm 2014, nhà máy đi vào hoạt động với năng suất tạo ra khoảng 48 triệu sản phẩm linh kiện điện tử/năm, tương đương 450 tấn sản phẩm/năm. Đến năm 2017, Công ty điều chỉnh tăng quy mô sản xuất của nhà máy lên 300 triệu linh kiện điện tử/năm, tương đương với 2.820 tấn sản phẩm/năm. Năm 2018, Công ty thực hiện doanh thu và giá trị xuất khẩu trên 4.000 tỷ đồng, nộp ngân sách khoảng 3 tỷ đồng, duy trì thu nhập cho người lao động đạt 5,5 triệu đồng/người/tháng. Công ty là một trong những doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc các quy định pháp luật đối với người lao động, được cơ quan chức năng biểu dương, khen thưởng.

Công ty Esquel Việt Nam tại KCN Lương Sơn chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2013. Công ty luôn tập trung đầu tư công nghệ, áp dụng các quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, mở rộng quy mô sản xuất và có sự phát triển ổn định, nhất là giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động, đóng góp chiếm tới 10% giá trị doanh thu và giá trị xuất khẩu của tỉnh, giải quyết việc làm cho khoảng 4.000 lao động địa phương, được UBND tỉnh khen thưởng.

Ngoài ra, nhiều dự án FDI khác cũng có hoạt động hiệu quả như các Công ty: HNT ViNa, Alnime Việt Nam, Nissin Manufaturing Việt Nam; Transon, Seyong INC, Midori Apparel Việt Nam đầu tư tại KCN Lương Sơn; Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R, Sankoh, Công ty GGS tại KCN bờ trái sông Đà đang góp phần đáng kể vào doanh thu, giá trị xuất khẩu, giải quyết việc làm và nộp ngân sách Nhà nước.

Tính đến hết năm 2018, trong các KCN tỉnh Hòa Bình có 87 dự án, trong đó có 23 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 605,4 triệu USD và 64 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 7.250,14 tỷ đồng. Đặc biệt, Ban quản lý các KCN đã thu hút được dự án lớn từ Nhật Bản đăng ký đầu tư vào KCN bờ trái sông Đà (Dự án Nhà máy sản xuất các loại vi mạch điện tử của MEIKO ELECTRONICS CO., LTD với vốn đăng ký 200 triệu USD).

Trong năm, các KCN của tỉnh có 2 dự án FDI đăng ký mới với số vốn đăng ký 200,087 triệu USD, tăng 699,2% so với số vốn đăng ký năm 2017. Nguồn vốn thực hiện của các dự án FDI trong các KCN là 13,2 triệu USD, 100% vốn từ nước ngoài, đạt 73,3% so với năm 2017. Tổng số vốn thực hiện lũy kế từ khi khởi công là 219,4 triệu USD. Hiện có 16/23 dự án FDI sản xuất, kinh doanh ổn định. Năm 2018, các dự án FDI đạt doanh thu khoảng 614 triệu USD, giá trị xuất khẩu khoảng 596 triệu USD, giá trị nhập khẩu khoảng 502 triệu USD, nộp ngân sách khoảng 4,33 triệu USD, tạo việc làm cho 15.700 lao động. Tất cả các giá trị đều tăng từ 110 - 126% so với giá trị thực hiện năm 2017.

Năm 2019, Ban quản lý các KCN đặt chỉ tiêu thu hút 3 dự án đầu tư vào KCN; doanh thu 540 triệu USD, giá trị xuất khẩu 520 triệu USD, giá trị nhập khẩu 420 triệu USD, nộp ngân sách 7 triệu USD, giải quyết việc làm cho 15.300 lao động.

UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng và địa phương thực hiện giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư; triển khai các giải pháp huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng, chuẩn bị quỹ đất sạch tại KCN Mông Hóa, bờ trái sông Đà, làm việc với các đối tác đầu tư hạ tầng các KCN, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tăng cường xúc tiến, hỗ nhà đầu tư thực hiện dự án phát triển công nghiệp sạch và bền vững theo quy hoạch. Hiện đã có nhiều doanh nghiệp FDI nghiên cứu thực hiện các dự án đầu tư tại các KCN của tỉnh.


                                                                                         Lê Chung

Các tin khác


Sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt 6,14 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.

Tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.028,4 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.

Nhận diện rào cản trong hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện chỉ số PCI

(HBĐT) - Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) thời gian qua rất rõ ràng, điều này trực tiếp phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2023 ước đạt 3,88%. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hòa Bình. Nhận diện sớm và kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh. 

Nâng cao trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công

Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.

Xe ô tô không kinh doanh vận tải chính thức được giãn chu kỳ kiểm định

Ngày 3/6, Thông tư 08/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo trình tự, thủ tục rút gọn chính thức có hiệu lực.

Cần giải pháp tổng thể, mở rộng đối tượng, tăng nguồn cung nhà ở xã hội

Theo bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN), 4 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước đã sẵn sàng giải ngân gói 120.000 tỷ đồng để cho vay nhà ở xã hội (NOXH) nhưng đến nay chưa phát sinh dư nợ. Các chuyên gia cho rằng: Cần phải có giải pháp tổng thể để gỡ nút, khơi thông gói vay này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục