(HBĐT) - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, dịch vụ có lợi thế để gia tăng giá trị nông sản, góp phần nâng cao đời sống người dân. Để OCOP đi đúng hướng, huyện Tân Lạc vận động sự vào cuộc với quyết tâm cao nhất của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân. Hiện, huyện đang tiến hành những bước đầu tiên để nhanh chóng xúc tiến triển khai Đề án OCOP. Đây được xem là giải pháp để khai thác tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương. Đồng thời, góp phần tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển theo hướng gia tăng giá trị, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.


Năm 2019, UBND huyện Tân Lạc đăng ký ý tưởng và lựa chọn 3 sản phẩm OCOP gồm: sản phẩm bưởi đỏ Giang Lộc của HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc - thị trấn Mường Khến, vùng nguyên liệu hiện có 30 ha, quy mô sản xuất 500.000 sản phẩm/năm. Bưởi được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP nên các loại hóa chất sử dụng đều nằm trong danh mục được phép sử dụng; sản phẩm trà giảo cổ lam Tân Lạc Sơn của HTX Tân Lạc Sơn, xóm Bào, xã Thanh Hối. Sản phẩm được chế biến 100% từ cây giảo cổ lam 5 lá bé là loại đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh tác dụng hỗ trợ chữa bệnh. Trà giảo cổ lam đã được khách hàng nhiều nơi tin dùng và phản hồi tốt về khả năng: hạ huyết áp, hạ đường huyết, hạ mỡ máu, hoạt huyết giúp tỉnh táo ban ngày và ngủ ngon vào ban đêm, vùng nguyên liệu hiện có 30 ha là vùng núi đá thuộc xã Phú Vinh, Phú Cường; sản phẩm rau su su Quyết Chiến của HTX rau an toàn xã Quyết Chiến, rau được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, không sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất, quy mô sản xuất 1.000 tấn sản phẩm/năm.


Sản phẩm bưởi đỏ Giang Lộc của HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc - thị trấn Mường Khến được người tiêu dùng tin tưởng, đón nhận.

Tất cả các sản phẩm được lựa chọn thực hiện theo Đề án OCOP đều đã có nhãn mác, bao bì. Một số sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, được chiết suất, đóng gói bằng công nghệ bán tự động. Qua triển khai thực hiện chương trình OCOP, huyện Tân Lạc đã khai thác được tối đa tiềm năng, lợi thế để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Để tiếp tục phát triển mạnh mẽ các sản phẩm và có sức cạnh tranh trên thị trường, năm 2019, huyện tiếp tục hỗ trợ các hợp tác xã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quảng bá sản phẩm, đầu tư công nghệ, đào tạo chế biến; thiết kế nhãn mác, bao bì cho các sản phẩm.

Đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc cho biết: Thực hiện chương trình OCOP, huyện phấn đấu xây dựng mỗi xã có 1 sản phẩm chủ lực, có thương hiệu, đạt hiệu quả kinh tế. Các sản phẩm được chọn là đặc sản vùng miền hoặc làng xã, sử dụng nguyên liệu, công nghệ địa phương hoặc do người dân địa phương thực hiện. Để chương trình OCOP được triển khai hiệu quả, huyện tập trung hỗ trợ phát triển mới các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh; tái cơ cấu về tổ chức, nhà xưởng, quy trình sản xuất, hoàn thiện sản phẩm và xúc tiến thương mại... Với 3 sản phẩm chủ lực được lựa chọn, huyện sẽ dồn lực tập trung, hoàn thiện dần quy trình sản xuất, tăng cường liên kết, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa theo tiêu chuẩn OCOP. Qua đó, nâng tầm giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị.


Đinh Thắng


Các tin khác


Tây Phong đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới

(HBĐT) - Ngày 10/5, tại nhà văn hóa xã Tây Phong, UBND huyện Cao Phong tổ chức lễ đón bằng công nhận xã Tây Phong đạt chuẩn NTM năm 2018. 

Nhịp sống mới vùng 135 huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Những tuyến đường gồ ghề, lầy lội từng bước được cứng hóa bằng bê tông. Nhà văn hóa xóm, bản được xây dựng kiên cố, khang trang là nơi tụp họp, vui chơi, giao lưu văn nghệ, thể thao của dân cư trên địa bàn.  Những thửa ruộng một vụ bạc màu, khô hạn giờ xanh mướt những dưa, ớt,  bí xanh, ngô ngọt. Những trang trại, gia trại nuôi gà bản địa từ vài trăm đến vài nghìn con. Vườn tạp đã được cải tạo thành những vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao… Đó là minh chứng thể hiện rõ sự đổi thay trong nếp nghĩ, cách làm của người dân các xã vùng 135 huyện Kim Bôi để giảm nghèo bền vững và vươn lên làm giàu trên vùng đất quê hương mình.

Tây Phong đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới

(HBĐT) - Ngày 10/5, tại nhà văn hóa xã Tây Phong, UBND huyện Cao Phong tổ chức lễ đón bằng công nhận xã Tây Phong đạt chuẩn NTM năm 2018. 

Quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

(HBĐT) - Hiện tại, trên địa bàn tỉnh ta dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tiếp tục xảy ra tại thị trấn Lương Sơn, xã Cao Thắng (Lương Sơn) và xã Yên Phú (Lạc Sơn). Để khẩn trương dập tắt bệnh này, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các ngành có liên quan khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định; khẩn trương thực hiện các giải pháp chính:

Đảm bảo ANTT, ATGT tại Trạm thu phí BOT Hòa Lạc – Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 9/5, Văn phòng UBND tỉnh có Công văn số 2676/VPUBND-CNXD  về việc triển khai thực hiện Công điện số 13/CĐ-BGTVT ngày 8/5/2019 về việc đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông tại trạm thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ đường Hòa Lạc – Hòa Bình thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc – Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. 

Thu phí đường Hòa Lạc – Hòa Bình: Tìm tiếng nói chung giữa nhà đầu tư và người dân

(HBĐT) - Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình dài gần 26 km, có điểm đầu tại ngã tư Hòa Lạc (km17 + 85 - QL 21), điểm cuối tại km 32 + 367, tương ứng với km 67 + 510 - lý trình QL6 thuộc xã Trung Minh, TP Hòa Bình. Đây được xác định là tuyến đường huyết mạch quan trọng, kết nối hành lang vận tải Hà Nội - Tây Bắc, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển trong khu vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục